Thứ Ba, 16/07/2019 20:00

Đầu tư vào công ty công nghệ Trung Quốc giảm do thiếu đổi mới?

Các nhà đầu tư có cuộc trò chuyện với CNBC cho rằng chậm trễ trong đổi mới là một trong những yếu tố chính đằng sau sự sụt giảm đầu tư vốn mạo hiểm (VC) gần đây vào các công ty công nghệ Trung Quốc.

Giá trị đầu tư VC tại Trung Quốc là 9.7 tỷ USD trong quý 2/2019, theo công ty dữ liệu tài chính Preqin. So với 41.3 tỷ USD đầu tư trong cùng kỳ năm ngoái, con số này đã giảm gần 77%.

Trung Quốc đã sản sinh ra một số công ty công nghệ tư nhân lớn nhất thế giới như Bytedance - công ty mẹ của TikTok, Ant Financial - công ty liên kết với Alibaba. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng lĩnh vực công nghệ của nước này hiện thiếu sự đổi mới.

“Nếu bạn nhìn vào thập niên vừa qua, có rất nhiều thành quả dễ dàng khi có đợt bùng nổ di động đầu tiên. Và rồi sau thời kỳ di động đó, không có nền tảng mới nào để lưu trữ và sản sinh ra những cải tiến mới từ nền tảng này”, ông Yuan Liu, giám đốc điều hành của Zhenfund, một quỹ VC có trụ sở tại Trung Quốc, nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

“Vì vậy, mọi người đã nghĩ liệu VR (thực tế ảo) có là điều lớn tiếp theo hay không, liệu tiền điện tử có là nền tảng lớn tiếp theo sẽ làm điều này hay không. Hóa ra chúng không phải. Đến lượt AI (trí tuệ nhân tạo), có rất nhiều hy vọng cho điều đó. Và rồi sau AI, các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ ‘AI có phải là bong bóng không?’”, Keith Liu nói.

Hiện tại, ông Keith cho biết: “Không có nhiều sự đổi mới trên thị trường nên các nhà đầu tư không thấy bất cứ điều gì làm họ phấn khích”.

Tâm lý đó được nhắc lại bởi Jixun Foo, đối tác quản lý tại GGV Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào các doanh nhân ở Mỹ, châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác.

Ông Foo đã đầu tư vào các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như dịch vụ xe gọi DiDi và start-up xe điện Xpeng Motors. Trong một hội thảo do CNBC tổ chức tại hội nghị RISE ở Hồng Kông, ông Foo cho biết “làn sóng đổi mới” đó đã “chậm lại”.

“Không thiếu vốn. Chỉ là chuyện bỏ tiền vào đâu thôi, cần có sự đổi mới để thúc đẩy sự đòi hỏi về vốn mới này”, ông Foo nói.

Những lo lắng về chiến tranh thương mại

Các nhà đầu tư khác đã đề cập đến cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như hiệu suất kém của một số công ty công nghệ Trung Quốc trên các thị trường công khai là yếu tố khiến đầu tư giảm.

“Nó liên quan rất nhiều tới mức độ tin tưởng, và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chắc chắn là một phần của điều này”, Leo Edith Yeung, đối tác quản lý tại Proof of Capital, nói với CNBC. “Và sau đó, tôi cũng nghĩ rằng các vụ IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) năm 2018 đã không thực sự thể hiện tốt, vì vậy nó gửi đi tín hiệu không tốt lắm cho các vụ đầu tư mạo hiểm ban đầu”.

Các công ty công nghệ Trung Quốc đã bị “mắc kẹt" giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Chẳng hạn, Huawei bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Dù Huawei không được niêm yết công khai nhưng tâm lý tiêu cực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đã diễn ra ở các thị trường công khai, đặc biệt là với một số công ty đã niêm yết trong năm qua.

Cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi - IPO vào tháng 07/2018 - bị giảm hơn 26% trong năm nay. Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô điện NIO, được niêm yết ở Mỹ, đã giảm hơn 46% trong năm nay.

Mối quan tâm về hiệu suất trên thị trường công khai của những công ty công nghệ Trung Quốc đã có tác động đến các nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu.

Lo ngại “đốt tiền”

Nhiều start-up tìm cách tăng trưởng nhanh đang “đốt tiền” để giành thị phần và quy mô với mục đích là cố gắng đạt được lợi nhuận sau này. Một số công ty đại chúng cũng tiếp tục mất tiền khi chi một lượng tiền lớn cho việc phát triển công ty.

Yuan Liu, giám đốc điều hành của Zhenfund, một nhà đầu tư giai đoạn đầu, cho biết các công ty giờ đây thảo luận về “kinh tế học đơn vị” sớm hơn trong quá trình gây quỹ của họ, điều không hề xảy ra cách đây năm năm.

“Kinh tế học đơn vị” đề cập đến doanh thu và chi phí liên quan đến mô hình kinh doanh của một công ty. Trong trường hợp của nhiều công ty internet, mỗi người dùng là đơn vị. Tính toán “kinh tế học đơn vị” có thể là một cách để dự đoán công ty đó sẽ sinh lợi nhuận như thế nào và mô hình kinh doanh của họ có khả thi hay không.

Ông Yuan cho biết ông đang khuyên các công ty hành động như thể họ sẽ không thể quyên được tiền trong 6-12 tháng tới.

Một số start-up cũng đang tìm cách gây quỹ để có được một số tiền trong trường hợp mọi thứ trở nên xấu đi.

“Một vài công ty trong số họ huy động tiền, xuất hiện ra thị trường một cách chủ động trước khi thực sự cần đến điều đó - khi họ vẫn có đủ vốn để tồn tại trong 12 tháng. Họ xuất hiện vào thời điểm này chỉ để có thêm vốn đầu tư mạo hiểm vì mọi người không chắc chắn về thị trường vốn trong tương lai”, ông Yuan nói với CNBC.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Trump: Tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm vì hàng rào thuế quan của Mỹ (16/07/2019)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ điện đàm với Trung Quốc trong tuần này (16/07/2019)

>   7 công ty biểu tượng của Mỹ từng khôi phục trở lại từ bờ vực phá sản (16/07/2019)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Singapore xuống 2% (16/07/2019)

>   Lý do Mỹ "đi sau" các nước về đường sắt cao tốc (16/07/2019)

>   Công ty Mỹ có thể được phép bán hàng cho Huawei sau ít nhất 2 tuần nữa (15/07/2019)

>   Well Fargo: Fed có thể khiến thị trường thất vọng (15/07/2019)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.2%, yếu nhất trong 27 năm (15/07/2019)

>   Huawei định sa thải hàng trăm nhân viên tại công ty con ở Mỹ? (14/07/2019)

>   Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Các quan chức cứng rắn ở Bắc Kinh đang dần nâng cao tầm ảnh hưởng (13/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật