Thứ Hai, 24/06/2019 10:02

WSJ: Mỹ có thể yêu cầu các thiết bị 5G sử dụng tại Mỹ phải được sản xuất bên ngoài Trung Quốc

Chính quyền Mỹ đang xem xét tới việc có nên yêu cầu các thiết bị 5G được sử dụng ở Mỹ phải được thiết kế và sản xuất bên ngoài Trung Quốc, dựa trên nguồn tin thân cận từ The Wall Street Journal (WSJ). Động thái này có thể định hình lại hoạt động sản xuất trên toàn cầu và cũng “châm dầu vào lửa” trong một cuộc chiến vốn đã rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tháng trước, Nhà Trắng đã ra sắc lệnh điều hành để hạn chế một số thiết bị và dịch vụ kết nối mạng vì lo ngại về an ninh mạng và cũng bắt đầu giai đoạn review kéo dài 150 ngày về chuỗi cung ứng viễn thông của Mỹ. Là một phần của cuộc review lần này, các quan chức Mỹ đang yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị viễn thông là liệu họ có thể sản xuất và phát triển phần cứng sử dụng tại Mỹ – vốn bao gồm cả bao gồm các thiết bị điện tử tháp di động cũng như bộ định tuyến và chuyển mạch – và phần mềm ở bên ngoài Trung Quốc, dựa trên nguồn tin từ WSJ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Các cuộc đối thoại đang ở giai đoạn đầu và phi chính thức. Sắc lệnh điều hành yêu cầu có một danh sách các quy tắc và quy định được đề xuất trước thời hạn 150 ngày, vào tháng 10; vì vậy, bất kỳ đề xuất nào có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để áp dụng.

Các đề xuất này có thể buộc các công ty lớn nhất có bán thiết bị cho các nhà mạng không dây của Mỹ – như Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển – chuyển các hoạt động lớn ra khỏi Trung Quốc để phục vụ Mỹ, vốn là thị trường lớn nhất trong ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 250 tỷ USD/năm đối với các thiết bị viễn thông và các dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan. Không có nhà sản xuất thiết bị di động lớn nào của Mỹ.

Các quan chức Mỹ từ lâu đã lo ngại Bắc Kinh có thể yêu cầu các kỹ sư Trung Quốc để chèn lỗ hỗng an ninh vào công nghệ sản xuất ở Trung Quốc. Họ lo ngại những lỗ hổng an ninh này có thể được khai thác để gián điệp hoặc điều khiển từ xa hoặc thiết bị vô hiệu hóa.

Về cơ bản, Washington đã cấm các thiết bị viễn thông từ các công ty Trung Quốc, nhất là từ công ty đi đầu trong ngành là Huawei Technologies, vì lo ngại về an ninh mạng – một điều mà Huawei cho là không có cơ sở. Hiện nay, Nhà Trắng đang thực hiện bước đi mới bằng cách hỏi các nhà sản xuất thiết bị viễn thông ở phương Tây rằng họ có thể tái lập lại chuỗi cung ứng phụ thuộc vào Trung Quốc của họ hay không.

“Mặc dù các mối quan ngại về an ninh quốc gia chỉ tập trung vào các công ty Trung Quốc, nhưng thiết bị được sản xuất bởi bất kỳ công ty nào đang hoạt động tại Trung Quốc đang có nguy cơ có lỗ hỗng lớn hơn vì Trung Quốc có khả năng tiếp cận tới nhân sự và cơ sở sản xuất”, Michael Wessel, thành viên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, báo cáo trước Quốc hội về các vấn đề an ninh.

Sau Huawei, Nokia và Ericsson là những nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới. Dựa trên các báo cáo hàng năm của các công ty, các nhà phân tích của Citigroup, Amit Har Vendani và Robert Lamb, ước tính Trung Quốc đại diện cho 45% diện tích cơ sở sản xuất của Ericsson và 10% của Nokia trong năm 2018. Ericsson hoạt động với khoảng 75% công suất trên toàn thế giới trong năm 2018, cho thấy công ty Thụy Điển này có sự linh hoạt để chuyển sản xuất sang các nước khác. Ước tính của các nhà phân tích này không bao gồm khả năng hai công ty sử dụng các nhà thầu phụ của Trung Quốc.

Áp lực phải tháo gỡ chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu là một phần trong cuộc cạnh tranh lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, thương mại và ảnh hưởng để định hình trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 để thảo luận về cuộc xung đột thương mại vào cuối tuần này.

Không như xung đột thương mại có thể sớm được giải quyết, các nỗi lo về an ninh quốc gia có thể làm thay đổi vĩnh viễn nơi sản xuất và thiết kế công nghệ được sử dụng ở Mỹ.

Anh và Nhật Bản cũng đang tiến hành đánh giá chuỗi cung ứng viễn thông riêng biệt. Mặc dù Mỹ đã vận động cả hai quốc gia này thêm Huawei vào danh sách đen, nhưng vẫn chưa rõ các Chính phủ này đang phối hợp bao nhiêu để đảm bảo chuỗi cung ứng mạng 5G của họ. Các quan chức Anh và Nhật Bản cho biết họ đang tiến hành các cuộc đánh giá độc lập.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đang hành động khẩn cấp vì các nhà mạng không dây đang bắt đầu nâng cấp lên 5G, một công nghệ di động cực nhanh có thể kết hợp Internet di động với hoạt động sản xuất và nỗ lực khác, tạo ra một thế giới của các nhà máy vận hành bằng robot, phẫu thuật từ xa và phương tiện không người lái để tạo động lực cho “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Các mạng 5G này cũng hứa hẹn sẽ kết nối những thứ như máy tạo nhịp tim với Internet, khiến nhiều thiết bị khác dễ bị tấn công mạng hơn.

Nhà Trắng từ chối xác nhận hoặc bình luận về các cuộc thảo luận cụ thể. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ được xây dựng trên các mạng viễn thông đang được xây dựng tại thời điểm này”, một quan chức thuộc chính quyền Trump cho biết. “Một điều rất quan trọng là các mạng lưới đó phải đáng tin cậy”.

Phát ngôn viên của Ericsson và Nokia từ chối bình luận về bất kỳ cuộc thảo luận nào với Chính phủ Mỹ. Người phát ngôn của Ericsson cho biết chiến lược của công ty là để sản xuất các sản phẩm gần với khách hàng của mình và họ có thể linh hoạt chuyển sản xuất đến các cơ sở ở Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Estonia và Ấn Độ. Người phát ngôn của Nokia cho biết chiến lược sản xuất của họ có thể “giúp giảm thiểu rủi ro như các sự kiện gây rối cục bộ, năng lực vận chuyển và rủi ro chính trị.”

Cả Nokia và Ericsson đã dịch chuyển, hoặc chuẩn bị chuyển hoạt động sản xuất, ra khỏi Trung Quốc vì ông Trump nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và hàng rào thuế quan này ảnh hưởng đến thiết bị viễn thông được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu tới Mỹ.

Sắc lệnh xem xét chuỗi cung ứng viễn thông trong tháng trước cho thấy, Mỹ có thể tạo ra một danh sách các quốc gia được coi là “đối thủ nước ngoài”. Trung Quốc được dự báo sẽ được thêm vào danh sách này, dựa trên nguồn tin thân cận.

Các cuộc thảo luận không chính thức giữa các quan chức Mỹ và các công ty công nghệ để chuyển hoạt sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu trước khi có sắc lệnh điều hành vào tháng trước, trong năm 2018 hoặc sớm hơn, nguồn tin từ WSJ cho biết. Washington đã thảo luận với các nước châu Á khác về ý tưởng rót vốn đầu tư cho họ để sản xuất các sản phẩm hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, một trở ngại khá lớn ở đây là một số quốc gia không có đủ lao động lành nghề hoặc đủ đất để có thể tạo lập tốt như của trung Quốc.

Nguồn tin thân cận cho biết, các cuộc trao đổi hiện nay tập trung vào các sản phẩm hiện tại nên được sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Các quan chức Mỹ không muốn thiết bị “tình báo” – vốn có thể tiếp cận tới dữ liệu, như phần cứng trong tháp di động, bộ định tuyến và bộ chuyển mạch – được sản xuất tại Trung Quốc. Họ nói thêm rằng Mỹ có thể cho phép các bộ phận “lành tính”, chẳng hạn như bộ chuyển đổi năng lượng và vỏ bảo vệ, được sản xuất tại Trung Quốc.

“Theo quan điểm an ninh mạng, Các thành phần tương tự và không phải thiết bị tình báo sẽ không gây ra mối đe dọa cho chuỗi cung ứng”, một người thân cận với vấn đề cho hay.

Phần mềm sẽ khó quản lý hơn. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu làm việc tại Trung Quốc cho các công ty nước ngoài có thể đóng góp một đoạn mã nhỏ trong một sản phẩm đang hợp tác. Mỹ có thể cấm phần mềm viễn thông thiết yếu được phát triển ở Trung Quốc, nhưng có thể cho phép phần mềm mã nguồn mở và có sẵn cho công chúng được phát triển ở Trung Quốc, dựa trên nguồn tin thân cận.

Vũ Hạo (Theo The Wall Street Journal)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ông Trump: “Tôi chưa bao giờ dọa sẽ giáng chức Chủ tịch Fed của Jerome Powell” (23/06/2019)

>   Báo Trung Quốc: Nếu Mỹ muốn đàm phán thì phải dẹp bỏ hết hàng rào thuế quan (23/06/2019)

>   Thuế của ông Trump là cơ hội cho các đối thủ của Apple? (22/06/2019)

>   Sau Huawei, Mỹ tiếp tục thêm nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen (22/06/2019)

>   Nhà sáng lập Foxconn thúc giục Apple chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc (21/06/2019)

>   Tương lai đáng ngại đằng sau đà tăng của giá vàng thế giới (21/06/2019)

>   Vì sao Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công nghệ? (21/06/2019)

>   Cuộc gặp Trump-Tập sẽ quyết định khả năng giảm lãi suất của Fed? (21/06/2019)

>   Nhóm đàm phán Mỹ-Trung vội vã lên kế hoạch chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Tập (21/06/2019)

>   Các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á họp mặt để tìm cách đối phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (21/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật