Thứ Sáu, 21/06/2019 10:57

Nhóm đàm phán Mỹ-Trung vội vã lên kế hoạch chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Tập

Các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang hối hả lập ra một kế hoạch chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản) vào tuần tới.

Hình ảnh hai phái đoàn đàm phán thương mại gặp mặt trong tháng 2/2019

Các nhóm đàm phán – dưới sự dẫn dắt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ở bên phía Mỹ và Phó Thủ tướng Lưu Hạc ở phía Trung Quốc – được dự báo gặp mặt ở Osaka ngay trong ngày thứ Ba tuần tới (25/06), với mục đích là để chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Tập, dựa trên nguồn tin thân cận từ SCMP.

Các nhà đàm phán thương mại đã không trao đổi với nhau trong 6 tuần kể từ khi các cuộc đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019. Tuy nhiên, cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Tập trong ngày thứ Ba (18/06) đã giúp nối lại đàm phán. Trong cuộc điện đàm này, hai bên cũng xác nhận về cuộc gặp ở Osaka.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer

Hôm thứ Tư (19/06), ông Lighthizer cho biết ông sẽ điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc “trong 1 ngày rưỡi nữa”, sau đó sẽ bay tới Osaka cùng với ông Mnuchin để gặp phái đoàn Trung Quốc trước hội nghị G20. Ông không đề cập cụ thể tới thời điểm gọi điện hoặc thời điểm hai phái đoàn đàm phán gặp nhau.

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Gao Feng cho biết, trong các cuộc đàm phán, các nhà đàm phán hàng đầu ở hai bên sẽ làm theo quyết định từ ông Trump và ông Tập, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

“Các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Tập ở Osaka”, ông Gao cho biết. “Chúng tôi tin hai bên chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp thông qua đàm thoại dựa trên nguyên tắc bình đẳng và xem xét tới mối quan ngại của đối phương”.

Vụ dàn xếp này có lẽ khá tương tự với tình huống trước cuộc gặp Trump-Tập ở Buenos Aires (Argentina) vào cuối năm 2018. Tại thời điểm đó, các nhà đàm phán đã tổ chức trao đổi thương mại bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 và tìm ra các giải pháp – bao gồm đình chiến thương mại kéo dài 3 tháng – để hai nhà lãnh đạo thông qua tại bữa ăn tối ngày 01/12/2019.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cả hai bên không thể tiến tới một thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại, mặc dù họ đồng ý đình chiến thương mại để đàm phán thêm.

Mười một vòng đàm phán đã mang cả hai bên tiến gần tới sự đồng thuận về hầu hết các phần của thỏa thuận, nhưng những khác biệt còn lại sẽ khó mà giải quyết.

Khi các cuộc đàm phán thương mại đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019, Washington cáo buộc Bắc Kinh “trở mặt” và rút lại những lời hứa mà họ đã đưa ra trước đó, trong khi Bắc Kinh trả lời rằng Washington đã đòi hỏi quá nhiều từ Trung Quốc và nói rằng “không có gì được đồng ý cho đến khi hai bên đồng ý tất cả mọi thứ”.

Hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa ông Trump và ông Tập mang đến cơ hội cho các nhà đàm phán thương mại xem xét lại những mâu thuẫn còn lại để có thể tiến tới thỏa thuận, các nhà phân tích cho biết.

Huo Jianguo, cựu Giám đốc Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CAITEC) – một viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết hai bên phải hợp tác để tạo ra bước đột phá vì có rất ít “khoảng trống” để Bắc Kinh hoặc Washington nhún nhường.

“Đã đến lúc Mỹ cần phải điều chỉnh, nếu không sẽ khó đạt được tiến triển thực sự”, ông Huo nói.

Một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lập luận vào thứ Tư rằng Trung Quốc phải củng cố vị thế của mình.

“Nếu Trung Quốc muốn thấy một kết quả tốt trong các cuộc đàm phán thương mại, họ không được sợ chiến tranh thương mại và kiên quyết giữ vững lập trường của mình”, trích từ bài báo trên Thời báo Hoàn cầu.

Thương mại sẽ là một trong những chủ đề trung tâm của ông Trump và ông Tập khi hai người gặp nhau. Sau cuộc điện đàm với ông Tập, ông Trump nói rằng có thể tiến tới thỏa thuận. “Tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội tiến tới thỏa thuận. Tôi biết rằng Trung Quốc muốn có một thỏa thuận. Họ không thích thuế quan”, ông ấy nói với các phóng viên.

Ding Shuang, Chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Standard Chartered ở Hồng Kông, đã viết trong báo cáo nghiên cứu trong tuần này rằng hai bên dường như đã đạt được sự đồng thuận về 90% các vấn đề sau 11 vòng đàm phán và “để giải quyết những khác biệt còn lại hai bên cần có ý chí chính trị nhiều hơn”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á họp mặt để tìm cách đối phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (21/06/2019)

>   Trung Quốc cam kết mở cửa kinh tế, thu hút thêm đầu tư nước ngoài (20/06/2019)

>   “Ông Trump tin có thể giáng chức Chủ tịch FED” (20/06/2019)

>   Tỉ phú Nhậm Chính Phi: Thiệt hại 30 tỉ USD chẳng thấm gì với Huawei (20/06/2019)

>   Tỷ số hiện tại của cuộc đối đầu công nghệ Mỹ-Trung (20/06/2019)

>   Chủ tịch Fed: Khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ đã gia tăng (20/06/2019)

>   Biểu đồ dot-plot của Fed thay đổi ra sao sau cuộc họp tháng 6/2019? (20/06/2019)

>   Fed không hạ lãi suất và có tới 8 thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay (20/06/2019)

>   Trung Quốc phát tín hiệu tốt lành trước cuộc gặp Trump-Tập (19/06/2019)

>   Nikkei: Apple yêu cầu các nhà cung ứng chuyển 15-30% hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc (19/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật