Thứ Sáu, 21/06/2019 15:05

Tương lai đáng ngại đằng sau đà tăng của giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới đang tăng mạnh. Vàng – thường được xem là kênh trú ẩn an toàn mỗi khi bất ổn – đã chạm mức đỉnh gần 6 năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sẵn sàng hạ lãi suất. Nếu lãi suất tiếp tục giảm, giá vàng có thể sẽ tiếp tục leo dốc. Nhưng đằng sau đó có phải là một tương lai chẳng lành về nền kinh tế?

* Cơn sốt giá vàng vẫn chưa dứt, vàng thế giới vượt mốc 1,400 USD

Giá vàng đôi khi tăng cùng nhịp với lạm phát hoặc là vì căng thẳng tài chính trên khắp thế giới. Dạo gần đây, giá vàng tăng vì những tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Điều này góp phần lý giải tại sao sau một khoảng thời gian dài diễn biến ảm đạm, giá vàng bỗng tăng vọt gần 9% trong tháng vừa qua, ngay cả khi giá cổ phiếu cũng leo dốc.

Sau tín hiệu “bồ câu” của Fed trong ngày thứ Tư (19/06), lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 2% trong ngày kế đó, mức thấp nhất trong nhiều năm, và giá vàng cũng tăng 3.5%.

Vàng thường leo dốc khi tỷ suất sinh lợi (sau khi trừ lạm phát) của các tài sản an toàn khác, như trái phiếu Chính phủ, suy giảm. Sau khi theo dõi mối quan hệ giữa giá vàng và lợi suất, Pimco đã kết luận rằng cứ mỗi lần lợi suất sau khi điều chỉnh lạm phát giảm 1 điểm phần trăm thì giá vàng sẽ tăng khoảng 30%.

Với kết quả đó, đà tăng gần đây của giá vàng trông khá “yếu”. Kể từ cuối tháng 10/2018, lợi suất (đã điều chỉnh lạm phát) của trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm gần 0.9 điểm phần trăm, trong khi giá vàng chỉ tăng 13%, Pimco lưu ý.

Theo Pimco, giá vàng lẽ ra phải tăng 20-30% khi xét tới đà giảm của lợi suất trái phiếu.

Dĩ nhiên, câu hỏi hiện nay là lợi suất trái phiếu sẽ đi về đâu. Trước đó trong năm nay, JPMorgan đã hạ dự báo lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống 1.75% vào cuối năm 2019, giảm mạnh từ mức dự báo 2.9% hồi tháng 3/2019.

Các ngân hàng trung ương khác cũng đang đẩy lợi suất trái phiếu theo cùng một hướng. Ở Anh, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống gần mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016, sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đưa ra đánh giá bi quan về nền kinh tế. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu của Đức vẫn chìm sâu trong phạm vi âm khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Bên cạnh việc gia tăng tỷ trọng vàng, nhà đầu tư có nhiều yếu tố khác để cân nhắc. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới đà giảm của lợi suất trái phiếu là tâm lý ngày càng bi quan về tăng trưởng toàn cầu, một phần là do xung đột thương mại Mỹ-Trung. Vàng có thể bảo vệ nhà đầu tư đôi chút. Nhưng điều đáng quan ngại hơn là điều gì đã đẩy nhà đầu tư phải vào thế phòng thủ.

Vũ Hạo (Theo Wall Street Journal)

FiLi

Các tin tức khác

>   Vàng SJC tăng khoảng 1,1 triệu đồng mỗi lượng so với phiên đầu tuần (21/06/2019)

>   Cơn sốt giá vàng vẫn chưa dứt, vàng thế giới vượt mốc 1,400 USD (21/06/2019)

>   Giá vàng nhảy vọt hơn 3% lên cao nhất 5 năm sau khi Fed “mở cửa” cho việc cắt giảm lãi suất (21/06/2019)

>   Vàng thế giới tăng gần 3% sau tín hiệu giảm lãi suất từ Fed (20/06/2019)

>   Giá vàng đang đứng trước bước ngoặt mới? (20/06/2019)

>   Tăng rất mạnh, thương hiệu vàng SJC chạm ngưỡng 38,40 triệu đồng (20/06/2019)

>   Vàng thế giới tăng khi Fed gợi ý cắt giảm lãi suất trong năm nay (20/06/2019)

>   Tăng giảm ngược chiều, vàng thế giới vượt trong nước gần 300.000 đồng (19/06/2019)

>   Vàng thu hẹp đà tăng sau tín hiệu lạc quan từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (19/06/2019)

>   Giá vàng miếng trong nước đi lên (18/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật