Thứ Sáu, 28/06/2019 20:00

Trung Quốc cật lực tìm cách để đối phó với Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường tài trợ nhiều dự án nghiên cứu về nước Mỹ vì vừa qua, Trung Quốc nhận được khá nhiều lời chỉ trích về việc thiếu hiểu biết về Mỹ và dẫn đến hậu quả là các nhà hoạch định chính sách của họ không được chuẩn bị đủ tốt để đối phó với Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như cuộc chiến thương mại diễn ra sau đó.

Khi ông Trump “châm ngòi” cuộc chiến thương mại vào tháng 7/2018 và kéo dài cho đến tận bây giờ, các học giả Trung Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt rằng họ đã đánh giá thấp vị Tổng thống Mỹ này, cũng như khả năng giải quyết vấn đề của những người dưới quyền ông khi họ đối đầu với Bắc Kinh.

Vào thời điểm đó, hàng loạt học giả và nhà tư vấn chính sách nói rằng sự kiểm soát ngày càng thắt chặt của Chính phủ Trung Quốc đối với các viện nghiên cứu và sự khó khăn trong quá trình xin sự chấp thuận để đi gặp những người đồng cấp ở bên Mỹ đã dẫn đến tình cảnh các quan chức cấp cao của cả hai nước và các nhà nghiên cứu “không nhận ra tình hình đang xấu đến mức nào” ở Washington.

Một vài tuần trước thời điểm chiến tranh thương mại nổ ra, vòng gây quỹ thường niên được tổ chức bởi Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia của Trung Quốc đã chấp thuận 18 dự án tập trung nghiên cứu về Mỹ và chỉ có 3 dự án trong số đó tập trung vào chủ đề thương mại.

Tuy nhiên, trong năm 2019 này, trong số 143 dự án về các hoạt động đối ngoại được tiết lộ vào ngày thứ Ba (25/06), có 24 dự án tập trung vào Mỹ và 12 dự án tập trung vào vấn đề thương mại với Mỹ, những dự án còn lại đều có liên quan ít nhiều đến hai vấn đề trên.

Trong khi đó, trong hướng dẫn nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2018, Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia Trung Quốc đã liệt kê 92 dự án đối ngoại mà các học giả có thể đăng ký gây quỹ - 20 dự án trong số đó tập trung vào Mỹ hoặc tranh chấp thương mại. Còn trong hướng dẫn nghiên cứu của năm 2017 chỉ liệt kê 4 dự án đối ngoại duy nhất.

Shi Yinhong, Giáo sư thuộc khoa Quan hệ quốc tế chuyên về các vấn đề Mỹ-Trung tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng chính quyền đã nhận ra họ cần phải ưu tiên các nghiên cứu về Mỹ và tranh chấp thương mại để có thể khắc phục việc thiếu kiến thức khi phải thỏa thuận với Washington.

“Rõ ràng là tồn tại những khoảng cách quan trọng về cách nhìn nhận thế giới của chúng ta, chính những khoảng cách đó đã khiến chúng tôi không chuẩn bị kịp với xu hướng ngày càng tăng theo hướng ‘phân ly’ có chọn lọc với Trung Quốc”, ông Shi nói.

Tuy nhiên, ông Shi cũng cảnh báo việc tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực trên chưa chắc đã đủ để đảm bảo Trung Quốc sẽ trở nên “khôn ngoan” hơn.

Ngân sách của Quỹ Khoa học Xã hội dùng để chi cho một loạt chủ đề nghiên cứu trải dài từ chủ nghĩa Mác đến kinh tế, xã hội học, ngôn ngữ và văn học.

Một trong những dự án kể trên có một dự án về thương mại kỹ thuật số do Zhou Nianli, Chuyên gia về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, dẫn dắt.

“Việc ngày càng có nhiều nguồn tài trợ cho các dự án nghiên cứu về Mỹ và chiến tranh thương mại phản ánh sự thay đổi trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, bà Zhou nói. “Các học giả sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi đó về mặt học thuật và họ sẽ phát triển những ý tưởng nghiên cứu của họ”.

Bà còn cho biết Mỹ đã tăng cường khả năng thiết lập các quy tắc để quản lý thương mại kỹ thuật số – bao gồm các dòng chảy kỹ thuật số xuyên biên giới và sự cởi mở của Internet – một xu hướng mà Trung Quốc phải xử lý cẩn thận.

Trước khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bị đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019, Washington đã yêu cầu Bắc Kinh “hoàn toàn mở cửa mạng Internet” và nới lỏng lệnh kiểm soát, trong đó yêu cầu các công ty điện toán đám mây của nước ngoài phải dự trữ tất cả dữ liệu của họ ở Trung Quốc.

Jiang Hui, Giáo sư tại Đại học Jiliang Trung Quốc ở Hàng Châu, cũng sẽ nhận được tài trợ để nghiên cứu về sự kiếm soát xuất khẩu của Mỹ và việc các công ty Trung Quốc tuân thủ quy tắc của Mỹ.

“Mỹ từ lâu đã cấm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến của họ sang Trung Quốc, liên quan đến các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, hàng không và các vật liệu tiên tiến”, ông Jiang nói, thêm vào đó, nếu Trung Quốc được phép mua lại những công nghệ này thì nó sẽ giúp cắt bớt thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia – giải quyết được một trong những mối bất bình chính của ông Trump.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ông Trump phát tín hiệu đầy mâu thuẫn trước khi gặp ông Tập (28/06/2019)

>   Thương chiến Mỹ - Trung có thể “giết chết” iPhone 11 như thế nào? (28/06/2019)

>   Ông Trump nói với ông Putin: “Đừng can thiệp vào bầu cử Mỹ” (28/06/2019)

>   Giám đốc thiết kế từ chức, vốn hóa Apple bốc hơi 9 tỷ USD (28/06/2019)

>   Cố vấn Nhà Trắng: Mỹ vẫn có thể triển khai áp thuế lên Trung Quốc (27/06/2019)

>   Trung Quốc muốn thỏa thuận thương mại cân bằng, nhưng Mỹ thì không (27/06/2019)

>   Triệu phú 22 tuổi ở Hong Kong chi 117 triệu USD mua nhà (27/06/2019)

>   Trung Quốc giữ vững lập trường cứng rắn trước thềm hội nghị G20 (27/06/2019)

>   WSJ: Ông Tập sẽ đưa ra “cái giá” để tiến tới thỏa thuận thương mại với Mỹ (27/06/2019)

>   Ông Trump yêu cầu Ấn Độ rút lại hàng rào thuế quan đáp trả (27/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật