Thứ Năm, 27/06/2019 17:00

Ông Trump yêu cầu Ấn Độ rút lại hàng rào thuế quan đáp trả

Trong ngày thứ Năm (27/06), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Ấn Độ rút lại hàng rào thuế quan đáp trả mà New Delhi mới áp lên hàng hóa Mỹ trong tháng này. Tổng thống Trump gọi đây là động thái “không thể chấp nhận được”.

Ấn Độ áp hàng rào thuế quan lên 28 sản phẩm Mỹ, sau quyết định (ngày 01/06/2019) của Mỹ về việc chấm dứt chế độ ưu đãi thương mại đối với 5.6 tỷ USD hàng hóa mà Ấn Độ chuyển đến Mỹ kể từ năm 2017; những hàng hóa này bao gồm đồ trang sức giả, sản phẩm da, dược phẩm, hóa chất và nhựa cùng một số mặt hàng nông sản.

* Đáp trả lại Mỹ, Ấn Độ áp hàng rào thuế quan lên hàng hóa Mỹ

“Tôi mong chờ được trao đổi với Thủ tướng Modi về sự thật là trong nhiều năm qua, Ấn Độ đã áp thuế rất cao lên hàng hóa Mỹ, vậy mà giờ họ lại nâng thuế”, ông Trump viết trên Twitter. “Điều này là không thể chấp nhận được và Ấn Độ phải rút lại hàng rào thuế quan này!”.

Ông Trump sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tuần này.

Bộ thương mại Ấn Độ đã không phản hồi về thông tin trên.

Những nhận định của ông Trump có thể làm xung đột thương mại với Ấn Độ trở nên tồi tệ hơn và tạo ra sự căng thẳng về mối liên minh an ninh giữa hai nước.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn giảm bớt căng thẳng thương mại với Ấn Độ, cam kết sẽ tập trung vào đàm phán để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng không đề cập cụ thể về cách thức giải quyết xung đột về thương mại, đầu tư.

"Tôi đã đi đến kết luận rằng Ấn Độ không đảm bảo với Mỹ về việc sẽ cung cấp cho Mỹ quyền tiếp cận công bằng và hợp lý với thị trường Ấn Độ", hãng tin dẫn một tuyên bố của ông Trump vào hôm thứ Sáu (02/06). "Vì vậy, sẽ là phù hợp khi xóa bỏ tư cách Ấn Độ là một nước đang phát triển (do đó thụ hưởng ưu đãi thuế quan của Mỹ) kể từ ngày 05/06/2019".

Động thái này đã được chính quyền ông Trump cảnh báo từ mấy tháng trước. Không còn được Mỹ coi là nước đang phát triển, Ấn Độ không được tiếp tục hưởng lợi từ Hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ. Đây là chương trình đã có trong nhiều thập kỷ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn cầu.

Chính quyền ông Trump nói rằng lý do dẫn tới việc rút lại ưu đãi GSP dành cho Ấn Độ chính là mối lo về quyền tiếp cận thị trường Ấn Độ của hàng hóa Mỹ. Trong năm 2017, ưu đãi GSP giúp Ấn Độ được miễn thuế quan đối với khoảng 5.6 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, là nước hưởng nhiều ưu đãi nhất theo chương trình này.

Lúc đầu, Ấn Độ đã đưa ra sắc lệnh nâng thuế nhập khẩu lên tới 120% đối với hàng loạt hàng hóa Mỹ vào tháng 6/2018, vì Mỹ từ chối miễn hàng rào thuế quan thép và nhôm đối với Ấn Độ.

Thế nhưng, sau đó Ấn Độ đã trì hoãn nâng thuế khi hai quốc gia đàm phán thương mại. Tổng giá trị thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đạt 142.1 tỷ USD trong năm 2018.

Hiện Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ, sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí từ trước. Kéo theo đó, Mỹ quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa khác.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Mỹ phát hiện thêm lỗi trong phần mềm của Boeing 737 MAX (27/06/2019)

>   Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy yếu trước thềm cuộc gặp Trump-Tập (27/06/2019)

>   Hong Kong tiếp tục là thành phố đắt đỏ nhất thế giới (27/06/2019)

>   Các nhà đàm phán Trung Quốc gặp khó khăn trong giao tiếp và thiếu kinh nghiệm? (27/06/2019)

>   Bloomberg: Nhân sự Huawei làm việc với quân đội Trung Quốc trong các dự án nghiên cứu? (27/06/2019)

>   Tổng thống Trump: Ông Powell làm quá tệ, Chủ tịch Fed nên là Mario Draghi (27/06/2019)

>   Ông Trump “dằn mặt” Trung Quốc trước thềm G20 (27/06/2019)

>   SCMP: Mỹ và Trung Quốc đã tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại trước thềm hội nghị G20 (27/06/2019)

>   Rút khỏi Trung Quốc, Takashimaya thấy tương lai ở Việt Nam (26/06/2019)

>   “Quê nhà” của hai tỷ phú Jeff Bezos và Bill Gates đang… cạn tiền (26/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật