Thứ Sáu, 14/06/2019 20:00

Lại thêm tin chẳng lành về kinh tế Trung Quốc, sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm nhất trong 17 năm

Nền kinh tế công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục suy yếu trong tháng 5/2019, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Hàng loạt dữ liệu mới từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy sự suy yếu của lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Trong tháng 5/2019, sản lượng công nghiệp – một thước đo về sản lượng của các lĩnh vực công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản xuất chế tạo, khai khoáng và tiện ích – tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 5.4% của tháng trước và thấp hơn dự báo 5.5% của các chuyên gia kinh tế.

Đây là mức tăng trưởng yếu nhất của sản lượng công nghiệp kể từ tháng 2/2002 – thời điểm sản lượng công nghiệp tăng trưởng 2.7%.

Trong sản lượng công nghiệp, sản lượng của lĩnh vực sản xuất chế tạo (manufacturing) tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 5.3% trong tháng 4/2019. Sản lượng công nghiệp giảm tốc mạnh trong bối cảnh Mỹ vừa mới nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% và cho thấy kinh tế Trung Quốc đã “ngấm đòn” chiến tranh thương mại.

Cuộc chiến thương mại vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và hầu hết chuyên gia phân tích không quá kỳ vọng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận thương mại tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào cuối tháng 6/2019.

Hơn nữa, ông Trump còn dọa áp thêm thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước. Văn phòng Đại diện Mỹ (USTR) sẽ tổ chức điều trần công khai về hàng rào thuế quan này vào tuần tới. Theo quy trình này, Mỹ có thể áp thuế mới 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào giữa tháng 7/2019.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày thứ Sáu, Fu Linghui, phát ngôn viên của NBS, cho rằng một tháng dữ liệu kinh tế không ổn định là chuyện “bình thường” và kêu gọi mọi người quan sát tình hình kinh tế bằng xu hướng dài hơn. Fu tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở một vị trí mạnh mẽ để tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay.

“Nhu cầu nội địa đóng góp 108% cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, trong khi chi tiêu tiêu dùng đóng góp hơn 65% tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên của năm nay”, ông Fu nói với các phóng viên. “Cả hai điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thị trường rộng lớn và khả năng trụ vững”.

Đầu tư tài sản cố định – đo lường chi tiêu cho các tài sản vật chất như bất động sản, cơ sở hạ tầng hoặc máy móc – tăng 5.6% trong giai đoạn 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, giảm từ 6.1% trong giai đoạn từ tháng 4 tháng đầu năm. Con số này lại thấp hơn so với cuộc thăm dò của Bloomberg.

Doanh số bán lẻ, chỉ số chính đo lường nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc, tăng 8.6%, cao hơn so với mức 7.2% của tháng 4/2019, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Tuy nhiên, nó vẫn chậm hơn mức 8.7% hồi tháng 3/2019. Fu nói rằng kỳ nghỉ Ngày Lao động vào ngày 01/05 đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng doanh số bán lẻ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Nomura đã chỉ ra thực tế rằng, “tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh số bán lẻ trong tháng 4 và tháng 5 thấp hơn nhiều so với tốc độ 8.3% trong quý 1/2019”.

Dữ liệu trên giúp xây dựng một bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc, sau khi liên tục tung ra dữ liệu kinh tế trong tuần này, và nó không hoàn toàn là chỉ số tốt đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh. Kết quả là một số nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng của họ cho nền kinh tế Trung Quốc.

“Các dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc trong hai tháng qua không đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh lại dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của chúng tôi xuống 6.2% cho năm 2019 (-0.2 điểm phần trăm) và 6.0% cho năm 2020 (-0,1 điểm phần trăm), một nhà phân tích của Ngân hàng ANZ viết.

Hôm thứ Hai, dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu đã trở lại tăng trưởng trong tháng 5/2019 sau khi giảm vào tháng 4 - nhưng chỉ ở mức 1.1%, do các nhà nhập khẩu đổ xô nhập khẩu hàng trước khi hàng rào thuế quan có hiệu lực. Nhập khẩu giảm mạnh 8.5%, một dấu hiệu khác cho thấy nhu cầu nội địa ở Trung Quốc vẫn chậm chạp.

Lạm phát tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng, dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy, khi Trung Quốc chiến đấu chống lại sự bùng phát của dịch tả châu Phi – một yếu tố đã đe dọa tới số lượng lợn và đe dọa một trong những mặt hàng chủ lực của Trung Quốc.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Huawei gửi thông điệp tới các quốc gia: “Chào đón chúng tôi thì chúng tôi sẽ đầu tư mạnh” (14/06/2019)

>   Một chỉ báo kinh tế Mỹ của Morgan Stanley vừa giảm kỷ lục (14/06/2019)

>   Một người trung thành với ông Trump vừa rời khỏi chính quyền Mỹ (14/06/2019)

>   Trung Quốc nâng thuế chống bán phá giá với ống hợp kim thép từ Mỹ và EU (14/06/2019)

>   Nhà cung ứng công nghệ vội vã tìm kế hoạch B vì cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung (14/06/2019)

>   Wal-Mart và hơn 500 công ty kêu gọi ông Trump ngừng áp thêm thuế lên Trung Quốc (14/06/2019)

>   Ông Trump “nổi đóa” với Đức vì đường ống dẫn khí đốt từ Nga (13/06/2019)

>   Nhờ thương chiến Mỹ-Trung, dòng vốn chảy vào bang Penang của Malaysia tăng vọt 1,360% (13/06/2019)

>   Phó Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế Trung Quốc (13/06/2019)

>   Reuters: Huawei đòi Verizon hơn 1 tỷ USD tiền bản quyền (13/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật