Thứ Sáu, 14/06/2019 09:46

Nhà cung ứng công nghệ vội vã tìm kế hoạch B vì cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung

Trong nhiều năm qua, nhà cung ứng công nghệ hình ảnh kỹ thuật số Altek Corp đã dựa vào những mô tả sản phẩm từ mỗi khách hàng để tạo ra hoạt động kinh doanh. Họ có một vài khách hàng lớn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhà cung ứng công nghệ cao Đài Loan này giờ lại phải tham gia vào triển lãm thương mại ở Trung Quốc để tìm kiếm khách hàng mới, theo Giám đốc công ty Nicole Chen, sau khi khách hàng chính của họ là Huawei Technologies bị vướng vào cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ-Trung.

“Mọi thứ vẫn hoàn hảo trước quý 3 năm ngoái, nhưng giờ thì số lượng đơn đặt hàng đã bị giảm đi phân nửa”, Chen – người đóng vai trò là trợ lý đặc biệt cho Alex Hsia, nhà sáng lập và Chủ tịch Altek – cho biết bên lề triển lãm thương mại CES Asia 2019 ở Thượng Hải trong tuần này.

Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là công ty có doanh số điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới – đã từng thuê ngoài Altek để sản xuất bộ xử lý tín hiệu hình ảnh cho chiếc điện thoại có camera kép của mình.

Theo bà Chen, Altek đã phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh giữa lúc doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei giảm tốc mạnh vì cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung và cũng vì quyết định tự phát triển chip của Huawei.

Trước tình cảnh đó, Altek phải tìm kiếm tới các khách hàng mới, bao gồm Samsung Electronics và Vivo, cùng với đó là bước vào thị trường công nghệ giám sát của Trung Quốc với camera có trí tuệ nhân tạo và hệ thống nhận diện khuôn mặt, bà Chen cho hay.

“Chúng tôi muốn chiến tranh thương mại chấm dứt càng sớm càng tốt, nhưng nó sẽ rất khó lường”, bà nói. “Những gì chúng tôi có thể làm tại thời điểm này là phân tán rủi ro và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh”.

Gần đây, xung đột Mỹ-Trung đã leo thang khi Washington thêm Huawei và 68 công ty liên kết vào danh sách đen thương mại vào ngày 16/05/2019 vì Huawei được xem là một mối đe dọa tới an ninh quốc gia. Theo đó, Huawei bị cấm mua phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ các nhà cung ứng công nghệ cao của Mỹ nếu không có sự đồng thuận từ Chính phủ Mỹ.

Động thái của Mỹ được đưa ra khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung chấm dứt mà không có thỏa thuận nào trong tháng 5/2019, kéo theo đó là hàng loạt động thái khác của chính quyền Trump.

Với lệnh cấm từ phía Mỹ, công ty thiết kế chip HiSilicon – do Huawei sở hữu hoàn toàn – được cho là sẽ cung ứng các sản phẩm bán dẫn thay thế cho những sản phẩm từ Qualcomm và Intel, dành để lắp ráp vào những chiếc điện thoại và thiết bị kết nối của Huawei. Hiện tại, Huawei đang muốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất chipset Kirin của riêng mình và triển khai hệ điều hành “Hongmeng” để thay thế hệ điều hành Android của Google.

Huawei – vốn tự khẳng định là “người đi đầu không ai sánh bằng trong lĩnh vực 5G – cũng đang dự trữ những linh kiện quan trọng của Mỹ để có thể tiếp tục hoạt động thêm gần 1 năm, dựa trên các nguồn tin từ công ty nghiên cứu Haitong và Canalys.

Tuy nhiên, những nỗ lực đó chưa đủ để Huawei đẩy nhanh kế hoạch vượt mặt Samsung và trở thành nhà cung ứng điện thoại thông minh hàng đầu thế giới vào năm 2020.

Tại sự kiện CES Asia trong ngày thứ Ba (12/06), Shao Yang, Giám đốc chiến lược phụ trách bộ phận kinh doanh tiêu dùng tại Huawei, cho biết mục tiêu vượt mặt Samsung sẽ mất thêm nhiều thời gian. Ông tiết lộ, hiện có hơn 500 triệu người sử dụng thiết bị của Huawei trên toàn cầu.

Nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng Foxconn Technology của Đài Loan – trước đó được biết tới là Hon Hai Precision Industry – gần đây đã ngừng một vài dây chuyển sản xuất điện thoại thông minh Huawei vì số lượng đơn đặt hàng điện thoại Huawei ngày càng giảm, dựa trên nguồn tin thân cận.

Một số nhà cung cấp công nghệ cao tuyên bố vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi tranh chấp Mỹ-Trung và họ sẵn sàng tăng giá nếu xung đột leo thang với mức thuế nặng hơn đối với nhiều loại sản phẩm.

Keenon Robotics – công ty chuyên về tự động hóa tại Thượng Hải – đang theo dõi sát sao tình hình thương mại Mỹ-Trung và sẽ nâng giá đối với các sản phẩm của họ khi các hàng rào thuế quan có hiệu lực, phát ngôn viên Ella Chi cho biết.

Các thay đổi khác có thể tinh tế hơn, vì sự không chắc chắn làm phức tạp hóa tâm lý thị trường cho các thương hiệu trong và ngoài nước, theo các nhà triển lãm khác tại triển lãm thương mại.

Shi Shen, đại diện bán hàng tại một công ty nhà thông minh có trụ sở tại Hợp Phì, nhận thấy nhu cầu đối với các thương hiệu thiết bị gia dụng trên hệ thống Apple Home của họ ngày càng giảm. “Người tiêu dùng không chắc chắn về việc chọn nền tảng của Apple Home vì cuộc chiến thương mại”, ông Shi Shi nói. Hiện tại, họ có xu hướng sát cánh với các công ty trong nước vì các công ty Trung Quốc, như Huawei, đang phát triển hệ thống nhà thông minh của riêng họ.

Một số nhà cung cấp công nghệ cao vẫn lạc quan, bất chấp hàng thương mại Mỹ-Trung.

Cao Zhiqun, Tổng Giám đốc của công ty sản xuất camera giám sát Zhongxin Era có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết Mỹ vẫn là một trong những công ty lớn của thị trường nước ngoài. “Chúng tôi đã chuẩn bị để tăng nhẹ giá hàng hóa khi thuế quan bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của chúng tôi”, ông Cao Cao nói.

Chính phủ Mỹ được cho là đang xem xét bổ sung các nhà cung cấp hệ thống giám sát AI của Trung Quốc – bao gồm Hangzhou Hikvision Digital Technology, Zhejiang Dahua Technology và Megvii – vào danh sách đen thương mại như Huawei, theo báo cáo tháng trước.

Cao cho biết việc áp đặt lệnh cấm thương mại đối với các nhà cung cấp hệ thống giám sát lớn này có thể mở ra cơ hội cho những công ty nhỏ hơn như Zhongxin Era. “Mỹ sẽ chỉ nhìn vào những tên tuổi lớn trong ngành và chúng tôi là một sự thay thế rẻ hơn cho Hikvision. Họ có thể cấm tất cả chúng tôi”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Wal-Mart và hơn 500 công ty kêu gọi ông Trump ngừng áp thêm thuế lên Trung Quốc (14/06/2019)

>   Ông Trump “nổi đóa” với Đức vì đường ống dẫn khí đốt từ Nga (13/06/2019)

>   Nhờ thương chiến Mỹ-Trung, dòng vốn chảy vào bang Penang của Malaysia tăng vọt 1,360% (13/06/2019)

>   Phó Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế Trung Quốc (13/06/2019)

>   Reuters: Huawei đòi Verizon hơn 1 tỷ USD tiền bản quyền (13/06/2019)

>   Chủ tịch ECB và Giám đốc IMF cảnh báo về chiến tranh thương mại (13/06/2019)

>   Phớt lờ đồng minh Mỹ, Philippines dang rộng vòng tay với Huawei (13/06/2019)

>   Nhu cầu sử dụng dầu giảm khi giá dầu chạm ngưỡng 50 USD/thùng (13/06/2019)

>   Ông Trump: Không có hạn chót về việc nối lại đàm phán với Trung Quốc (13/06/2019)

>   Căng thẳng trào dâng, Google chuyển dần hoạt động sản xuất phần cứng ra khỏi Trung Quốc (12/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật