Thứ Năm, 13/06/2019 11:25

Chủ tịch ECB và Giám đốc IMF cảnh báo về chiến tranh thương mại

Hai nhà lãnh đạo kinh tế có sức ảnh hưởng trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về những diễn biến rắc rối từ cuộc chiến thương mại hiện tại.

Mario Draghi, Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Christine Lagarde, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lên tiếng cảnh báo rằng xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng như những xung đột với châu Âu và các quốc gia khác có thể tạo ra “cơn gió ngược” cho mọi quốc gia và có thể tồi tệ hơn nhiều.

Phát biểu tại hội nghị ECB lần thứ 8 trong ngày thứ Tư (12/06) – trong đó tập trung vào các quốc gia ở Trung Âu, Đông Âu, Đông Nam Âu (CESEE), bà Lagarde cho biết “chúng ta gặp nhau tại khoảnh khắc khi quan điểm ủng hộ cho sự hợp tác toàn cầu và giải pháp đa phương dần phai nhạt”.

“Tăng trưởng toàn cầu đã giảm trong hơn 6 năm và các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đang đưa ra hoặc dọa tung ra các rào cản thương mại mới. Và đây có thể là khởi đầu của một điều gì đó có thể ảnh hưởng tới tất cả chúng ta theo một cách rộng hơn”, bà cho hay.

“Những diễn biến rắc rối sẽ tạo ra cơn gió ngược cho tất cả, và nhất là mô hình tăng trưởng của CESEE – một mô hình phụ thuộc độ mở và gắn kết”, bà cảnh báo.

Các biện pháp kìm hãm thương mại

Bà Lagarde và ông Draghi cho biết mối đe dọa áp thuế từ Mỹ sẽ khiến một số quốc gia châu Âu – vốn đóng vai trò trung tâm trong hoạt động sản xuất xe hơi của châu Âu, như Cộng hòa Séc, Slovakia, Ba Lan và Romania – có thể bị tổn thương nặng nề.

“Thương mại toàn cầu đã đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực trong vài năm gần đây khi các biện pháp kìm hãm thương mại lấn át các biện pháp tự do hóa”, ông Draghi nói.

“Mô hình kinh doanh ở Trung và Đông Âu đã trở nên dễ bị tổn thương trước các điều kiện thương mại và tài chính quốc tế, ông Draghi nói, đồng thời lưu ý rằng ở một số nước CEESE, xuất khẩu xe chiếm gần 30% tổng xuất khẩu, qua đó khiến họ dễ bị tổn thương bởi khả năng áp thuế lên xe hơi và phụ tùng xe hơi từ Mỹ. Cuối tháng 8/2018, ông Trump đe dọa sẽ áp thêm thuế 25% đối với tất cả các loại xe nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) nhưng vẫn chưa triển khai động thái này.

“Tác động của thuế quan có thể được khuếch đại, vì một phần lớn hàng hóa xuyên biên giới nhiều lần trong quá trình sản xuất”, ông nói.

“Thử thách dài hạn chính là hướng tới một mô hình tài chính và tăng trưởng cân bằng hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào đổi mới trong nước và chi tiêu đầu tư cao hơn so với trước đây”, ông Draghi nói thêm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Phớt lờ đồng minh Mỹ, Philippines dang rộng vòng tay với Huawei (13/06/2019)

>   Nhu cầu sử dụng dầu giảm khi giá dầu chạm ngưỡng 50 USD/thùng (13/06/2019)

>   Ông Trump: Không có hạn chót về việc nối lại đàm phán với Trung Quốc (13/06/2019)

>   Căng thẳng trào dâng, Google chuyển dần hoạt động sản xuất phần cứng ra khỏi Trung Quốc (12/06/2019)

>   Chỉ số CPI của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 15 tháng (12/06/2019)

>   Ông Trump: Mỹ chỉ đồng ý với các điều khoản đã nhất trí trước đó  (12/06/2019)

>   Ông lớn Western Digital ngừng hợp tác với Huawei dù mới tuyên bố hợp tác chiến lược vào tháng 4/2019 (11/06/2019)

>   Đến lượt nhà cung ứng thiết bị sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản “nghỉ chơi” Huawei (11/06/2019)

>   Trung Quốc: Mỹ đòi thực hiện hàng trăm thay đổi trong luật của Trung Quốc (11/06/2019)

>   4 quan điểm của Trung Quốc khiến chiến tranh thương mại kéo dài (11/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật