Thứ Bảy, 01/06/2019 07:00

Dầu WTI lao dốc 5.5% xuống đáy 3 tháng rưỡi

Tuần qua, dầu WTI sụt 8.8% và dầu Brent rớt 6.1%

Trong tháng 5, dầu WTI lao dốc 16.3% và dầu Brent giảm 11.4%

Các hợp đồng dầu thô tương lai sụt hơn 5% vào ngày thứ Sáu (31/05), qua đó góp phần nới rộng đà lao dốc trong tuần và tháng qua, khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Mexico đã làm tăng lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu, đồng thời cũng khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh, MarketWatch đưa tin.

Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng trong tuần này về nguồn cung dầu thô mạnh mẽ tại Mỹ tiếp tục làm phức tạp quyết định quản lý của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc cắt giảm sản lượng, một chính sách sẽ được xem xét vào cuối tháng 6 tới.

“Góp phần vào xu hướng giảm giá đã có, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố kế hoạch áp thuế 5% đối với hàng nhập khẩu Mexico, một động thái tiếp tục làm leo thang căng thẳng liên quan đến an ninh biên giới”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, cho hay. “Động thái này không chỉ làm tăng nỗi lo về thương mại và kinh tế đang tồn tại, mà còn mang đến những rủi ro riêng biệt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ, khi Mexico là một đối tác thương mại năng lượng quan trọng”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex sụt 3.09 USD (tương đương 5.5%) xuống 53.50 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 12/02/2019. Hợp đồng này đã sụt gần 8.8% trong tuần qua và lao dốc 16.3% trong tháng 5, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 trên sàn Luân Đôn mất 2.38 USD (tương đương 3.6%) còn 64.49 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 13/02/2019, qua đó góp phần nâng tổng mức lao dốc trong tuần lên 6.1% và rớt 11.4% trong tháng 5. Hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 giảm 3.34 USD (tương đương 5.1%) xuống 61.99 USD/thùng.

Wall Street Journal  đưa tin Mỹ có thể cho phép một số quốc gia tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran, mặc dù đã hết hạn miễn trừ trừng phạt vào đầu tháng 5, góp phần gây thêm sức ép đối với giá dầu. Báo cáo cho biết các nước vẫn chưa đạt được giới hạn nhập khẩu của Mỹ đối với dầu từ Iran có thể tiếp tục giao thương cho đến khi đạt được giới hạn đàm phán trước đó.

Tuy nhiên, hiện tại, nỗi lo về nhu cầu đã kìm hãm các thị trường năng lượng tương lai sau khi ông Trump bất ngờ tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Mexico trong dòng tweet vào cuối ngày thứ Năm (30/05). Động thái này nhằm mục đích khiến Mexico phải có động thái cứng rắn để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Ông Trump cho biết thuế quan sẽ tăng lên 10% vào ngày 01/07 tới nếu khủng hoảng kéo dài, và cứ thêm 5% cho mỗi tháng liên tiếp, lên tới 25% vào ngày 01/10/2019.

Trong bối cảnh đó, các thị trường chứng khoán đã chứng kiến đà giảm sâu vào ngày thứ Sáu, kéo theo tất cả các thị trường rủi ro, bao gồm dầu, cùng chìm trong sắc đỏ.

Về mặt nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Năm (30/05) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa mất 300,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 24/05/2019, thấp hơn rất nhiều so với dự báo trước đó; và ước tính sản lượng nội địa tăng 100,000 thùng lên 12.3 triệu thùng/ngày trong thời gian này.

Vào ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 3 giàn lên 800 giàn trong tuần qua, cho thấy khả năng gia tăng trong hoạt động khai thác sau 3 tuần giảm liên tiếp.

Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu là Ả-rập Xê-út đã nâng sản lượng trong tháng 5, một cuộc thăm dò của Reuters cho biết, nhưng không đủ để bù đắp đà sụt giảm trong xuất khẩu của Iran sau khi Mỹ trừng phạt Tehran.

14 thành viên OPEC đã bơm vào thị trường 30.17 triệu thùng/ngày trong tháng 5, cuộc thăm dò cho thấy, giảm 60,000 thùng/ngày so với tháng 4 và là tổng sản lượng thấp nhất của OPEC kể từ năm 2015.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng xăng giao tháng 6 mất 4.1% còn 1.802 USD/gallon, qua đó góp phần nâng tổng mức giảm trong tuần lên 6.9% và lao dốc 15% trong tháng qua. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 lùi 3.8% xuống 1.842 USD/gallon. Hợp đồng này đã giảm 6.6% trong tuần qua và rớt 11.5% trong tháng 5. Các hợp đồng giao tháng 6 đã hết hạn vào cuối phiên.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 giảm 3.7% xuống 2.454 USD/MMBtu, sụt 6% trong tuần qua và mất 4.7% trong tháng 5.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Giá gas giảm sâu đến 33.000 đồng sau 5 lần tăng (31/05/2019)

>   Dầu sụt hơn 3.5% xuống thấp nhất từ đầu tháng 3/2019 (31/05/2019)

>   Dầu đảo chiều giảm, nhưng đã rút khỏi đáy trong phiên (30/05/2019)

>   Dầu WTI tăng khi nhà đầu tư cân nhắc rủi ro cung cầu (29/05/2019)

>   Dầu vọt hơn 1% do căng thẳng ở Trung Đông (28/05/2019)

>   Sụt gần 7%/tuần, dầu WTI có tuần giảm mạnh nhất trong năm 2019 (25/05/2019)

>   Dầu WTI sụt gần 6% xuống thấp nhất trong 2 tháng (24/05/2019)

>   Giá dầu WTI “bốc hơi” gần 5%, rớt ngưỡng 59 USD/thùng (23/05/2019)

>   Sụt gần 3%, dầu WTI chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần (23/05/2019)

>   Dầu WTI lại giảm do lo ngại về nhu cầu (22/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật