Thứ Năm, 23/05/2019 14:55

Xác suất xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng

Sau nhiều tháng dự đoán về cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các chuyên gia kinh tế tại một số định chế tài chính lớn nhất ngày càng bi quan hơn.

Goldman Sachs Group, Nomura Holdings và JPMorgan Chase nằm trong số những định chế đã điều chỉnh lại dự báo của họ, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thêm thuế 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa khác từ Trung Quốc.

Các chuyên viên phân tích tại Nomura đã đưa kịch bản Mỹ nâng thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc chưa bị áp thuế trở thành dự báo cơ sở của họ. Nếu Mỹ hiện thực hóa lời đe dọa, điều này có nghĩa Mỹ sẽ áp thêm thuế lên gần như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ dự báo xác suất xảy ra kịch bản này trong năm 2019 là 65% và nhiều khả năng Mỹ sẽ nâng thuế bổ sung trong quý 3/2019.

“Mối quan hệ Mỹ-Trung đã đi trật đường ray trong 2 tuần vừa qua sau một giai đoạn tiến triển ổn định hướng về một thỏa thuận thương mại có phạm vi tương đối hẹp”, các chuyên gia kinh tế tại Nomura viết trong một báo cáo. “Chúng tôi không nghĩ hai bên có khả năng trở về giai đoạn lạc quan như cuối tháng 4/2019”.

Tác động từ xung đột thương mại Mỹ-Trung đang trải rộng từ dòng chảy thương mại và đầu tư cho tới lĩnh vực công nghệ và nhiều hơn nữa. Cổ phiếu của công ty nhận diện giọng nói Iflytek tụt dốc sau thông tin Mỹ có thể áp ràng buộc lên một số công ty công nghệ của Trung Quốc. Trước đó, cổ phiếu của các công ty chuyên về giám sát rớt mạnh, trong đó Hangzhou Hikvision Digital Technology và Zhejiang Dahua Technology ghi nhận trong ngày thứ Tư (22/05) rằng họ nằm trong danh sách công ty mà Mỹ đang nắm tới.

Các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs cảnh báo rằng nếu không có dấu hiệu tiến triển trong vài tuần tới, việc Mỹ triển khai áp thuế bổ sung có thể dễ dàng trở thành kịch bản cơ sở của họ. “Mặc dù chúng tôi vẫn nghĩ khả năng hai bên tiến tới thỏa thuận vẫn cao hơn là không tiến tới thỏa thuận, nhưng việc dự báo về kết quả thương mại Mỹ-Trung ngày càng khó khăn hơn”, họ viết.

Việc Mỹ áp thuế bổ sung lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ có tác động tới lạm phát và nâng chỉ số giá PCE lõi của Mỹ thêm 0.6 điểm phần trăm. Trước đó, việc nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã làm lạm phát tăng thêm 0.2 điểm phần trăm. Ngoài ra, GDP của Mỹ sẽ giảm 0.5% (nếu Mỹ áp thuế bổ sung và Trung Quốc đáp trả) và GDP Trung Quốc giảm 0.8% trong giai đoạn 3 năm, theo ước tính của Goldman Sachs.

Không chỉ có các chuyên gia Phố Wall tỏ ra bi quan hơn. Một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Chính phủ Trung Quốc cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài cho tới năm 2035.

Mỹ và Trung Quốc có thể mắc kẹt trong chu kỳ “đấu tranh rồi lại trao đổi” cho đến năm 2035, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Chính phủ Trung Quốc.

Zhang Yansheng, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CCIEE), cho biết mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ tệ hơn trước khi tốt trở lại.

Trong vài năm kế tiếp, hai bên sẽ kiểm tra ý định chiến lược của bên còn lại và dễ đưa ra đánh giá sai lầm – một điều khiến các cuộc đàm phán thương mại trở nên khó khăn, Zhang Yansheng cho hay. Trước đó, ông Zhang từng làm việc tại Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và hiện đang nằm trong ủy ban học thuật của NDRC.

Giai đoạn khó khăn nhất sẽ là từ năm 2021 cho tới năm 2025 và có thể có xích mích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ và tài chính, ông Zhang cho biết tại cuộc họp báo trong ngày thứ Tư (22/05). Trong giai đoạn 2026-2035, Mỹ và Trung Quốc có thể chuyển hướng từ “xung đột phi lý” sang “hợp tác hợp lý”, theo ông Zhang.

Sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán hiện nay là do Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức thực hiện các thay đổi trên diện rộng về cân bằng thương mại, cải cách cấu trúc và thay đổi luật, ông Zhang.

“Không có vấn đề nào trong số 3 vấn đề kể trên có thể được thực hiện trong ngắn hạn”, ông Zhang nói, đồng thời cho biết thêm hệ thống triển khai mà Mỹ yêu cầu là vượt khả năng của Trung Quốc và các thay đổi về luật là “một rào cản kỹ thuật quá cao”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chuyên gia Trung Quốc: Căng thẳng thương mại có thể kéo dài đến năm 2035 (23/05/2019)

>   Một loạt nhà mạng Âu, Á dừng đặt hàng điện thoại mới của Huawei (23/05/2019)

>   Lệnh cấm của Mỹ thổi bùng cơn sốt săn hàng Huawei giá rẻ ở nhiều nước (23/05/2019)

>   Huawei chìm sâu vào khủng hoảng, đến lượt ARM và Panasonic tuyên bố “nghỉ chơi” (23/05/2019)

>   Huawei đánh cắp bí mật thương mại từ công ty vi mạch có sự hậu thuẫn từ Microsoft và Dell? (23/05/2019)

>   Huawei: Hệ điều hành HongMeng có thể sẵn sàng hoạt động vào quý 4 (23/05/2019)

>   Fed: Sẽ không điều chỉnh lãi suất dù nền kinh tế khởi sắc (23/05/2019)

>   Mỹ kêu gọi Hàn Quốc không sử dụng sản phẩm của Huawei (23/05/2019)

>   Trung Quốc tố Mỹ “thay đổi xoành xoạch” khi đàm phán thương mại (22/05/2019)

>   Ông Tập Cận Bình nói về “cuộc vạn lý trường chinh mới” của Trung Quốc (22/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật