Thứ Hai, 25/03/2019 14:00

Không chỉ Mỹ, thị trường trái phiếu toàn cầu đang phát tín hiệu cảnh báo về suy thoái

Chỉ vài tháng sau khi đà tăng của lợi suất trái phiếu khiến thị trường chao đảo, giờ thì lợi suất lại giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và càng làm nhà đầu tư thêm lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.

Lợi suất trái phiếu ở Australia và New Zealand giảm xuống mức thấp kỷ lục, sau khi chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng và 10 năm chuyển sang âm trong ngày thứ Sáu (22/03) – một dấu hiệu cảnh báo về suy thoái. Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai về trái phiếu Chính phủ Mỹ cao gấp đối so với mức bình thường trong phiên sáng ngày 25/03/2019, còn lợi suất trái phiếu Nhật Bản kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.

“Thị trường trái phiếu toàn cầu cùng với việc các ngân hàng trung ương chuyển sang ‘bồ câu’ hơn dường như nói với chúng tôi rằng đà giảm tốc đang diễn ra”, Jeffrey Halley, Chuyên viên phân tích thị trường cấp cao tại Oanda Corp. ở Singapore, nhận định. “Một số khu vực của thế giới sẽ được trang bị tốt hơn để đối phó với tình trạng này. Ít nhất thì Mỹ có thể giảm lãi suất và áp dụng các công cụ tiền tệ, nhưng với châu Âu và Nhật Bản, họ không thể làm thế”.

Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng và 10 năm chuyển sang âm lần đầu tiên kể từ năm 2007 giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ, Pháp và Đức đang suy yếu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng suy thoái và chu kỳ cắt giảm lãi suất sắp diễn ra.

Các thị trường tiền tệ đang phản ánh xác suất 90% là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trước tháng 12/2019 và sẽ thực hiện một đợt giảm lãi suất nữa vào tháng 9/2020. Điều này diễn ra sau khi Fed dự báo không nâng lãi suất trong năm 2019 tại cuộc họp chính sách tuần trước.

Khối lượng mở (OI) – đo lường số vị thế hiện tại về hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Mỹ - nhảy vọt trong ngày thứ Sáu (22/03) khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản xuống 2.44%. Các quỹ đầu cơ và các nhà đầu cơ khác đã giảm bớt vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Tháng 9/2018, số lượng vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm còn ở mức kỷ lục, dựa trên dữ liệu mới nhất từ Ủy ban Giao dịch Hợp đồng tương lai Hàng hóa (CFTC).

“Số liệu kinh tế trên toàn cầu ngày càng xấu đi”, Tano Pelosi, Chuyên gia quản lý danh mục tại Antares Capital ở Sydney, nhận định. “Fed sẽ khó mà nâng lãi suất lần nữa trong khoảng thời gian rất dài”.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Australia có lúc giảm tới 8 điểm cơ bản xuống 1.756%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của New Zealand giảm xuống 1.899%, mức thấp kỷ lục, dựa trên dữ liệu do Bloomberg tổng hợp từ năm 1985. Ở Nhật Bản, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.5 điểm cơ bản xuống -0.095%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức chuyển sang âm lần đầu tiên kể từ năm 2016 trong ngày thứ Sáu tuần trước (22/03).

Trái phiếu Australia đã tăng giá đáng kể từ khi Thống đốc NHTW Philip Lowe chuyển sang lập trường trung lập trong tháng 2/2019, sau nhiều tháng giữ quan điểm nâng lãi suất. Đường cong lợi suất trái phiếu Australia đã bằng phẳng hơn, trong đó chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống còn 38 điểm cơ bản.

Đường cong lợi suất của Australia sẽ bằng phẳng hơn nữa, các chiến lược gia tại Goldman Sachs Group cho biết trong một báo cáo. “Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) rời sẽ bị cuốn vào chu kỳ hạn lãi suất nếu dữ liệu trở nên xấu hơn nữa”, họ nhận định.

Căng thẳng từ các thị trường mới nổi

Việc nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm sự an toàn đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo ở một số thị trường châu Á mới nổi. Lợi suất trái phiếu Indonesia kỳ hạn 10 năm tăng 5 điểm cơ bản lên 7.66% khi nhà đầu tư “ngoảnh mặt” với các tài sản có hệ số beta thị trường cao.

Đường cong lợi suất bị đảo ngược ở thị trường trái phiếu Mỹ đang truyền tải một tín hiệu tiêu cực cho tài sản ở các quốc gia đang phát triển, theo nhận định của Win Thin, Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman & Co. ở New York, nhận định.

“Nếu tín hiệu này duy trì, thì có khả năng Mỹ sẽ suy thoái trong vòng 6-24 tháng nữa”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nikkei 225 giảm hơn 3%, Hang Seng mất hơn 500 điểm (25/03/2019)

>   Chứng khoán Nhật Bản rớt mạnh vì nỗi lo về kinh tế toàn cầu (25/03/2019)

>   Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ sau báo cáo của Robert Mueller (25/03/2019)

>   Lo sợ suy thoái, chứng khoán châu Á “rực lửa” đầu phiên, Nikkei 225 rớt hơn 650 điểm (25/03/2019)

>   Hiện tượng đường cong lợi suất trái phiếu bị đảo ngược ngụ ý điều gì? (23/03/2019)

>   Phố Wall lao dốc mạnh, các chuyên gia chứng khoán Mỹ nói gì? (23/03/2019)

>   Dow Jones lao dốc hơn 450 điểm, S&P 500 sụt gần 2% (23/03/2019)

>   Thị trường trái phiếu Mỹ vừa phát ra tín hiệu cực kỳ đáng sợ (22/03/2019)

>   Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm xuống phạm vi âm lần đầu tiên kể từ năm 2016 (22/03/2019)

>   Bóng đen u ám bao trùm Phố Wall, Dow Jones rớt gần 300 điểm (22/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật