Thứ Bảy, 09/03/2019 11:59

Chủ tịch Fed: Chưa vội điều chỉnh lãi suất, sẽ sớm công bố thông tin về kế hoạch mới

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rõ ông và các đồng nghiệp không vội vã điều chỉnh lãi suất, nhưng cho biết Fed sẽ sớm công bố các thông tin mới về kế hoạch điều chỉnh số dư trên bảng cân đối kế toán.

Chủ tịch Fed, Jerome Powell

Trong bài phát biểu cuối ngày thứ Sáu (08/03) ở Stanford, California, ông Powell không đề cập tới báo cáo việc làm tháng 2/2019 đáng thất vọng – vốn được công bố trước đó trong ngày. Ông cho biết các thước đo trên thị trường lao động “trông có vẻ thuận lợi như trong nhiều thập kỷ qua”, trước khi nhấn mạnh lại “câu thần chú” về việc kiên nhẫn với các đợt nâng lãi suất trong tương lai.

“Bất chấp bối cảnh đầy thuận lợi này, chúng tôi nhận thấy một vài tín hiệu trái chiều trong vài tháng gần đây”, ông cho biết. “Khi chưa có yếu tố gì đòi hỏi phải có một động thái chính sách tức thời và nhất là khi áp lực lạm phát vẫn còn khá thấp, Ủy ban sẽ áp dụng phương pháp kiên nhẫn, chờ đợi và quan sát để xem xét bất kỳ sự điều chỉnh về lập trường chính sách”.

Ông cũng cho biết, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đang “trong các cuộc thảo luận về kế hoạch kết thúc quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán sau đó trong năm nay”.

Đà giảm tốc trên toàn cầu Những nhận định của ông Powell được đưa ra sau hàng loạt diễn biến kinh tế ảm đạm ở Mỹ và bên ngoài – qua đó củng cố thêm cho quyết định trì hoãn nâng lãi suất trong thời gian tới sau 4 lần nâng lãi suất trong năm 2018. Một tín hiệu đáng lo ngại xuất hiện khi tuần giao dịch gần khép lại.

Trước đó, Bộ Lao động Mỹ ghi nhận nền kinh tế chỉ tạo thêm 20,000 việc làm mới trong tháng 2/2019, thấp nhất kể từ tháng 9/2017 và thấp hơn nhiều so với dự báo tạo thêm 180,000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế. Triển vọng của các quốc gia bên ngoài cũng ảm đạm hơn nhiều trong tuần này, khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2019 xuống 6-6.5%, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ dự báo tăng trưởng 2019 từ 1.7% xuống 1.1%.

Chứng khoán Mỹ giảm hơn 2% trong tuần này.

Phát biểu sâu rộng về nhiều chủ đề, ông Powell cho biết quyết định về mức số dư mà tại đó Fed sẽ chấm dứt chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán sẽ được xác định bằng các ước tính về nhu cầu dự trữ ngân hàng. Phần dự trữ nằm bên phần nợ của bảng cân đối kế toán và giảm cùng nhịp với đà giảm của phần tài sản.

Khi chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán tạm ngưng, ông Powell cho biết các quan chức có thể quyết định giữ nguyên quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán trong một khoảng thời gian “để cho phép dự trữ giảm một cách rất từ từ xuống mức mong muốn khi các thành phần khác của bên nợ, như tiền tệ, tăng lên”.

Fed đã tăng số dư trên bảng cân đối kế toán lên mức 4.5 ngàn tỷ USD bằng việc mua trái phiếu, bao gồm cả trong suốt cuộc Đại Suy thoái. Kể từ tháng 10/2017, các quan chức đã bắt đầu cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán xuống còn 4 ngàn tỷ USD.

Fed đã kiểm soát lãi suất ngắn hạn thông qua một cơ chế mà họ đã áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Cơ chế này phụ thuộc vào lượng dự trữ ngân hàng dồi dào và vì vậy, họ không muốn dự trữ rơi xuống mức quá thấp.

Trong một động thái “bình thường hóa” khác sau khủng hoảng, Chủ tịch Fed cho biết ông đã yêu cầu nhóm đồng nghiệp của ông để xem xét vai trò của các dự báo lãi suất – vốn được công bố hàng quý hoặc còn được gọi là biểu đồ “dot plot”.

Công cụ này đã thu hút nhiều sự chú ý từ các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư khi Fed đã giảm bớt phần dẫn dắt kỳ vọng tương lai (forward-looking guidance) mà họ cung cấp thông qua các tuyên bố chính sách trong vài năm gần đây. Nhưng theo ông Powell, Fed khá tệ trong việc truyền tải mức độ rủi ro đi kèm với các dự báo này.

Dẫn dắt kỳ vọng

“Việc trở về thế giới kiệm lời hoặc không có phần dẫn dắt kỳ vọng rõ ràng trong tuyên bố sau cuộc họp chính sách là một thách thức vì biểu đồ điểm dot-plot thỉnh thoảng là một nguồn gây ra nhiều bối rối”, ông nhận định. “Chúng tôi sẽ cần phải tìm các cách khác để giải quyết sự bối rối mà đôi khi xuất phát từ biểu đồ dot-plot”.

“Chúng tôi không muốn thay đổi luật và chúng tôi cũng không cân nhắc thay đổi cơ bản về cấu trúc của Fed, hoặc mục tiêu lạm phát 2%”, ông cho hay.

Ông Powell tập trung nhiều vào những mối lo ngại liên quan tới việc điều hành chính sách tiền tệ trong môi trường dài hạn có lạm phát thấp và lãi suất thấp, qua đó khiến Fed khó mà chống lại suy thoái vì lãi suất có thể thường xuyên trở về mức 0.

Kể từ khi Fed chấp nhận mục tiêu 2% trong năm 2012, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – chỉ đạt mức trung bình 1.6%.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Kinh tế thế giới khép lại một tuần toàn tin xấu (09/03/2019)

>   Xuất khẩu Trung Quốc giảm 21%: Điềm báo không lành về nền kinh tế thế giới (09/03/2019)

>   Mỹ chỉ tạo thêm 20,000 việc làm, thấp nhất kể từ tháng 9/2017 (09/03/2019)

>   EU kêu gọi Trump dỡ bỏ thuế quan để cùng hợp tác đối phó với Trung Quốc (08/03/2019)

>   EU kêu gọi Trump dỡ bỏ thuế quan để cùng hợp tác đối phó với Trung Quốc (08/03/2019)

>   Giới trẻ Trung Quốc đua nhau mua bất động sản ngoại qua mạng (08/03/2019)

>   Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ giảm hơn 20% trong tháng 2/2019 (08/03/2019)

>   Trump sẵn sàng đàm phán lại với Triều Tiên (08/03/2019)

>   Bóng đen u ám bao trùm cả châu Âu (08/03/2019)

>   NHTW châu Âu lùi kế hoạch nâng lãi suất, công bố gói kích thích mới (07/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật