Thứ Bảy, 09/03/2019 11:11

Kinh tế thế giới khép lại một tuần toàn tin xấu

Nền kinh tế thế giới có khả năng vẫn còn yếu ớt thêm một khoảng thời gian dài.

Chỉ trong ngày thứ Sáu (08/03), dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế chỉ tạo thêm 20,000 việc làm mới, trong khi các chuyên gia dự báo tới 180,000 việc làm. Đây cũng là con số thấp nhất trong hơn 1 năm qua.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc giảm 21% và số lượng đơn đặt hàng sản xuất ở Đức bất ngờ lao dốc.

Khi các nền kinh tế có thành quả không đạt được kỳ vọng và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hạ dự báo, nỗi lo về đà giảm tốc lại ngày càng dâng cao. Tuy vậy, nỗi lo về suy thoái vẫn còn khá hạn chế.

Đà giảm tốc gây áp lực để Mỹ và Trung Quốc tiến tới một thỏa thuận để chấm dứt chiến trnah thương mại – một yếu tố đã khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” và buộc các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.

Những yếu tố trên có thể đủ để tạo ra đà tăng và tuần tới, nhà đầu tư sẽ nhận thêm nhiều dữ liệu để kiểm chứng về tình hình kinh tế, từ dữ liệu doanh số bán lẻ ở Mỹ cho tới số liệu thống kê công nghiệp từ Trung Quốc và châu Âu.

“Xu hướng ở nền kinh tế toàn cầu chắc chắn đã khiến thị trường lo ngại”, Philip Shaw, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Investec ở Luân Đôn, nhận định.

Tuần này khép lại với thông tin việc làm từ Bộ Lao động Mỹ. Nền kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 20,000 việc làm mới, trong khi các chuyên gia dự báo tới 180,000 việc làm.

Trước đó, Deutsche Bank cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng chưa tới 1% trong quý này và sự suy yếu của thị trường lao động sẽ làm dấy lên lo ngại về sức chi tiêu của người tiêu dùng. Vào ngày thứ Hai (11/03), Chính phủ Mỹ sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 1/2019, sau khi doanh số bán lẻ tháng 12/2018 giảm mạnh nhất trong 9 năm.

Ở nơi khác, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc rớt gần 21% trong tháng 2/2019, giảm mạnh nhất trong 3 năm, còn số lượng đơn đặt hàng sản xuất tại Đức bất ngờ lao dốc 2.6% trong tháng 1/2010, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2018.

Đó chỉ mới là ngày thứ Sáu (08/03) thôi. Các chỉ số PMI của Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đều trong phạm vi thu hẹp (dưới 50). Trong đó, nhà đầu tư ngày càng lo rằng nền kinh tế và thị trường châu Âu có khả năng lặp lại kỷ nguyên mất mát của Nhật Bản.

Dù vậy, vẫn còn đó một điểm sáng. Tăng trưởng tiền lương tháng 2/2019 tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2009. JPMorgan Chase & Co. dự báo tiền lương ở những quốc gia giàu có sẽ bắt đầu tăng trưởng hơn 3% trong năm nay. Các điều kiện tài chính cũng trở nên “dễ thở” hơn sau khi thắt chặt vào cuối năm 2018, trong đó chỉ số MSCI World Index gần 9% trong năm 2019.

“Có khả năng tăng trưởng sẽ tăng trở lại trong nửa sau năm 2019”, David Hensley, Giám đốc phụ trách kinh tế toàn cầu tại JPMorgan ở New York, nhận định.

Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giải quyết xung đột thương mại hay không. Nếu giải quyết thành công thì sẽ giúp xóa bỏ một đám mây “không chắc chắn” đã ngăn các doanh nghiệp thực hiện đầu tư và tuyển dụng.

Ông Trump đã lùi hạn chót nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, nhưng thời điểm hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung gặp nhau vẫn chưa được chốt. Quan điểm cho rằng xung đột sẽ dần thu hẹp là một lý do thôi thúc các chuyên gia kinh tế Morgan Stanley cho rằng các nền kinh tế sẽ tạo đáy về tăng trưởng trong quý này.

Các Chính phủ và ngân hàng trung ương đang triển khai các gói kích thích để hỗ trợ thị trường.

Tuần này, Chính phủ Trung Quốc thông báo gói cắt giảm thuế giá trị gia tăng lên tới 800 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 119 tỷ USD) khi họ hạ mục tiêu tăng trưởng xuống phạm vi 6-6.5% trong năm 2019, giảm từ mức 6.5% của năm ngoái.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trở thành NHTW lớn đầu tiên đưa ra thêm các gói kích thích dưới dạng các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng – cùng với đó là lời cam kết không nâng lãi suất cho tới năm 2020.

Ở Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu trong đêm ngày thứ Sáu (08/03) sau khi ông và các đồng nghiệp ngừng chiến dịch nâng lãi suất trong thời gian gần đây. Tuần này, Chủ tịch Fed khu vực New York John Williams cho biết ông và các đồng nghiệp có thể “chờ đợi” và quan sát dữ liệu kinh tế sắp tới trước khi đưa ra bất kỳ động thái nào.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu Trung Quốc giảm 21%: Điềm báo không lành về nền kinh tế thế giới (09/03/2019)

>   Mỹ chỉ tạo thêm 20,000 việc làm, thấp nhất kể từ tháng 9/2017 (09/03/2019)

>   EU kêu gọi Trump dỡ bỏ thuế quan để cùng hợp tác đối phó với Trung Quốc (08/03/2019)

>   EU kêu gọi Trump dỡ bỏ thuế quan để cùng hợp tác đối phó với Trung Quốc (08/03/2019)

>   Giới trẻ Trung Quốc đua nhau mua bất động sản ngoại qua mạng (08/03/2019)

>   Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ giảm hơn 20% trong tháng 2/2019 (08/03/2019)

>   Trump sẵn sàng đàm phán lại với Triều Tiên (08/03/2019)

>   Bóng đen u ám bao trùm cả châu Âu (08/03/2019)

>   NHTW châu Âu lùi kế hoạch nâng lãi suất, công bố gói kích thích mới (07/03/2019)

>   Bài toán nan giải của Trung Quốc: Làm sao thu hút dòng vốn nước ngoài mà không gây bất ổn? (07/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật