Thứ Tư, 06/03/2019 11:27

Chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump bắt đầu nhằm vào Ấn Độ

Chính phủ Mỹ sắp chấm dứt chính sách ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ, trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung còn chưa kết thúc - hãng BBC đưa tin.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Getty/BBC.

Ưu đãi mà Washington đang có chủ trương ngừng áp dụng đối với New Delhi là chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà theo đó, một số sản phẩm của Ấn Độ không bị áp thuế khi vào Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn rằng Ấn Độ không đảm bảo được với Mỹ về cung cấp quyền tiếp cận thị trường hợp lý cho các công ty Mỹ. Bởi vậy, động thái nói trên được xem là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm chống lại điều mà chính quyền ông Trump cho là hành vi thương mại bất bình đẳng.

Giảm thâm hụt thương mại của Mỹ là một trong những lời hứa quan trọng mà ông Trump đưa ra trước cử tri Mỹ trong quá trình ông chạy đua vào Nhà Trắng. Tuy không mạnh mẽ như chỉ trích Trung Quốc, ông Trump đã có những lúc kêu gọi áp thuế lên hàng hóa Ấn Độ.

Trong một lá thư gửi Quốc hội Mỹ ngày 4/3, ông Trump nói Ấn Độ "chưa hề đảm bảo với Mỹ là sẽ mở cửa thị trường Ấn Độ một cách bình đẳng và hợp lý" cho doanh nghiệp Mỹ. Trên cơ sở này, ông Trump chỉ đạo Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) loại bỏ Ấn Độ khỏi hệ thống GSP.

Chương trình GSP quy định "một số sản phẩm nhất định có thể vào Mỹ mà không bị áp thuế quan, nếu nước hưởng lợi là quốc gia đang phát triển đáp ứng một bộ tiêu chuẩn do Quốc hội Mỹ đặt ra". Bộ tiêu chuẩn này bao gồm bảo vệ tài sản trí tuệ cho Mỹ và cung cấp cho công ty Mỹ sự tiếp cận thị trường hợp lý, bình đẳng.

Không chỉ dừng GSP đối với Ấn Độ, ông Trump cũng dừng chương trình này đối với Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do Thổ Nhĩ Kỳ không còn đáp ứng tiêu chuẩn vì "đã phát triển đầy đủ về mặt kinh tế".

Ngoài cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chính sách thương mại cứng rắn của chính quyền ông Trump đến nay còn được thể hiện qua việc áp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có thép và nhôm.

Năm ngoái, Ấn Độ đã trả đũa việc Mỹ áp thuế quan bằng cách áp thuế lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào nước này.

Theo số liệu của hãng tin Reuters, hệ thống GSP của Mỹ hiện nay cho phép 5,6 tỷ USD hàng Ấn Độ vào Mỹ mỗi năm mà không phải chịu thuế quan.

Việc Mỹ dỡ bỏ ưu đãi này đối với Ấn Độ diễn ra đúng vào thời điểm được xem là có nhiều thách thức đối với Thủ tướng Narendra Modi, bởi ông Modi đang chuẩn bị bước vào cuộc tổng bầu cử trong năm nay.

Diệp Vũ

VNEconomy

Các tin tức khác

>   Thâm hụt thương mại của Mỹ có thể tăng thêm 100 tỷ USD (06/03/2019)

>   Tỷ phú Michael Bloomberg sẽ không tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020 (06/03/2019)

>   Trung Quốc cần có những động thái “mạnh mẽ hơn” để hỗ trợ cho nền kinh tế (06/03/2019)

>   Trung Quốc cần có những động thái “mạnh mẽ hơn” để hỗ trợ cho nền kinh tế (06/03/2019)

>   Người dân Mỹ tổn thất 1.4 tỷ USD mỗi tháng vì chiến tranh thương mại (05/03/2019)

>   Hillary Clinton không tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020 (05/03/2019)

>   Thủ tướng Trung Quốc: “Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn ở phía trước” (05/03/2019)

>   Đồng USD nóng lên, Brexit chờ đón kế hoạch B (05/03/2019)

>   Công ty Mỹ bị kiện vì thuê người khen sản phẩm trên Amazon (05/03/2019)

>   Kinh tế giảm tốc, Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng và giảm mạnh thuế (05/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật