Thứ Sáu, 22/03/2019 20:00

Campuchia: Khuynh hướng sử dụng đồng nội tệ gia tăng

Việc sử dụng đồng nội tệ (Riel) trong nền kinh tế Campuchia có dấu hiệu tăng đáng kể nhờ đồng tiền này được sử dụng nhiều hơn trong các giao dịch lớn. Tuy nhiên, so với USD thì thị phần của Riel vẫn còn kém xa, báo cáo khảo sát của Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, Phnom Penh Post đưa tin.

Theo đó, trong khi xu hướng sử dụng đồng Riel tại Campuchia có dấu hiệu gia tăng thì xu hướng sử dụng đồng USD cũng thể hiện mức tăng trưởng tương tự, thế nên thị phần của đồng Riel trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vương quốc vẫn duy trì quanh mức 10%.

Theo khảo sát của NBC và JICA được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu về sử dụng đồng Riel tại 2,264 hộ gia đình và 856 doanh nghiệp trong suốt giai đoạn từ năm 2014 – 2017, kết quả cho thấy đồng Riel được sử dụng chủ yếu bởi người dân tại các vùng nông thôn và tỷ lệ sử dụng này có dấu hiệu giảm dần tại các doanh nghiệp trong nước.

Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, vẫn tiếp tục thực hiện cho vay bằng USD mặc dù có xu hướng gia tăng trong các khoản cho vay tài chính vi mô bằng đồng Riel.

Tại một buổi hội thảo diễn ra gần đây, Phó thống đốc Neav Chanthana của NBC cho biết, đồng tiền được ưu chuộng để thực hiện vay mượn giữa các hộ gia đình và các công ty vẫn là USD. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi (MDI) phần lớn cũng cho vay bằng USD.

Bà Chanthana nói: “Có một cách để gia tăng các khoản cho vay bằng đồng Riel đó là khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô (MFI) thực hiện cho vay bằng Riel. Sự tham gia mạnh mẽ cả các ngân hàng và các MDI trong việc thực hiện các khoản cho vay bằng đồng nội tệ tại Campuchia thậm chí phải ép buộc hơn”.

Theo ông Daiju Aiba, một thành viên của JICA, các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ tại Campuchia. Theo ông, Ngân hàng Trung ương cần theo dõi cẩn thận tình trạng đô la hóa gia tăng thông qua việc thu thập dữ liệu về các khoản cho vay cũng như các khoản tiền gửi tại cấp địa phương.

Ông Daiju Aiba nói: “Việc theo dõi này cũng cần thiết để phát hiện những ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp chính sách đồng thời giảm thiểu chúng trong bối cảnh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra”.

Đỗ Thảo (Theo Phnom Penh Post)

FILI

Các tin tức khác

>   Campuchia: NBC ban hành chiến lược quốc gia về phòng chống tội phạm tài chính (21/03/2019)

>   Myanmar: Các ngân hàng được phép cho vay không tài sản đảm bảo theo mức lãi suất 16% (31/01/2019)

>   Campuchia: Tăng trưởng kinh tế đạt 7.3% trong năm 2018 (31/01/2019)

>   WB: Kinh tế Campuchia có thể tăng trưởng 7.1% trong năm nay (07/12/2018)

>   Ngân hàng Trung ương Myanmar ban hành quy định mới đối với ngân hàng nước ngoài (06/12/2018)

>   Campuchia: Các ngân hàng phải đạt mức tối thiểu 10% cho vay bằng đồng Riel (15/11/2018)

>   WB nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế Campuchia (23/10/2018)

>   Thị trường bất động sản của Campuchia sẽ chững lại trong 5 năm tới? (23/10/2018)

>   Myanmar cần ít nhất hơn 5 năm để trở thành một nền kinh tế phi tiền mặt (20/10/2018)

>   Myanmar: Vốn FDI có thể đạt 5.8 tỷ USD trong năm tài chính 2018 - 2019 (12/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật