Thứ Tư, 06/03/2019 13:49

Bắc Kinh im hơi lặng tiếng về kế hoạch “Sản xuất ở Trung Quốc 2025”

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bỗng lặng thinh về sáng kiến “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” khi phát biểu khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) trong ngày thứ Ba (05/03). Phải chăng đây là sự thừa nhận về những lời chỉ trích gay gắt của Mỹ đối với chương trình "Sản xuất ở Trung Quốc 2025" của Bắc Kinh.

Đây là lần đầu tiên ông Lý không động chạm gì về chương trình “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” trong báo cáo thường niên gửi tới Quốc hội kể từ năm 2015 – thời điểm ông lần đầu giới thiệu về chương trình này. Ông đề cập tới chương trình “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” hai lần trong báo cáo năm trước. Các quan chức hàng đầu khác và hãng thông tấn cũng né tránh đề cập tới chủ đề này.

Sản xuất ở Trung Quốc 2025 – một chính sách công nghiệp do Chính phủ khởi xướng nhằm đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu trong hoạt động sản xuất công nghệ cao – hứng chịu nhiều chỉ trích và các khoản trợ cấp khổng lồ của Chính phủ dành cho các ngành công nghiệp cũng thế. Đây là một trong những vấn đề khó nhằn trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Trong bài phát biểu kéo dài hơn 100 phút đồng hồ, dù không đề cập tới cái tên Sản xuất ở Trung Quốc năm 2025, nhưng ông Lý có nhắc tới nhiều khía cạnh của kế hoạch này, bao gồm cam kết đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp mới nổi như công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp, thiết bị chất lượng cao, y sinh và xe hơi sử dụng năng lượng mới.

Nói về “hoạt động sản xuất chất lượng cao”, ông Lý cho biết Chính phủ cần phải đẩy mạnh năng lực đổi mới công nghệ, cũng như nâng cao sự phát triển hòa hợp của hoạt động sản xuất tiên tiến và dịch vụ hiện đại.

Huang Shouhong, Giám đốc của Phòng Ngiên cứu Hội đồng Nhà nước (SCRC) và là người đã giúp phác thảo những nhận định của ông Lý, xem nhẹ tác động của việc không đề cập tới kế hoạch Sản xuất ở Trung Quốc 2025. “Chúng tôi không có không gian. Có nhiều thứ chúng tôi làm hoặc không đề cập phụ thuộc theo năm và Sản xuất ở Trung Quốc 2025 cũng không khác gì”, ông nói với các phóng viên trong ngày thứ Ba (05/03).

Rumi Aoyama, Giảng viên tại Đại học Waseda University ở Tokyo, cho biết: “Mặc dù chiến lược ngoại giao của Trung Quốc vẫn vậy, nhưng dường như họ đang thử một phương pháp tiếp cận mới. Họ đang hạ thấp vai trò của Chính phủ để làm dịu lại các lo ngại của Mỹ và châu Âu”.

Về phần không đề cập tới kế hoạch “Sản xuất ở Trung Quốc 2025”, Aoyama cho biết, điều này có lẽ phản ánh những chỉ trích hướng về chính sách nước ngoài của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục gầy dựng sức ảnh hưởng trên thương trường quốc tế thông qua sáng kiến Vành đai và Con dường và các nỗ lực khác”, bà nói.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump bắt đầu nhằm vào Ấn Độ (06/03/2019)

>   Thâm hụt thương mại của Mỹ có thể tăng thêm 100 tỷ USD (06/03/2019)

>   Tỷ phú Michael Bloomberg sẽ không tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020 (06/03/2019)

>   Trung Quốc cần có những động thái “mạnh mẽ hơn” để hỗ trợ cho nền kinh tế (06/03/2019)

>   Trung Quốc cần có những động thái “mạnh mẽ hơn” để hỗ trợ cho nền kinh tế (06/03/2019)

>   Người dân Mỹ tổn thất 1.4 tỷ USD mỗi tháng vì chiến tranh thương mại (05/03/2019)

>   Hillary Clinton không tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020 (05/03/2019)

>   Thủ tướng Trung Quốc: “Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn ở phía trước” (05/03/2019)

>   Đồng USD nóng lên, Brexit chờ đón kế hoạch B (05/03/2019)

>   Công ty Mỹ bị kiện vì thuê người khen sản phẩm trên Amazon (05/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật