Thứ Tư, 09/01/2019 06:17

Tăng liền 7 phiên, dầu ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất trong 18 tháng

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng phiên thứ 7 liên tiếp vào ngày thứ Ba (08/01), đánh dấu chuỗi leo dốc dài nhất trong 18 tháng, khi giá được hỗ trợ nhờ những nỗ lực toàn cầu nhằm kìm hãm sản lượng dầu thô, cũng như sự lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex tiến 1.26 USD (tương đương 2.6%) lên 49.78 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 17/12/2018, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy. Hợp đồng này cũng ghi nhận chuỗi tăng giá dài nhất kể từ chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp kết thúc ngày 03/07/2017.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn cộng 1.39 USD (tương đương 2.4%) lên 58.72 USD/thùng , cũng đánh dấu chuỗi leo dốc dài nhất trong 18 tháng.

“Đà leo dốc của dầu thô đã được hỗ trợ nhờ vào kế hoạch cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường toàn cầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)”, Robert Yawger, Giám đốc năng lượng tại Mizuho Securities USA LLC, cho hay.

Một cuộc thăm dò của Platts công bố vào ngày thứ Ba cho biết sản lượng dầu của OPEC đã giảm 630,000 thùng/ngày xuống đáy 6 tháng là 32.43 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2018. Cuộc thăm dò này cũng cho biết Ả-rập Xê-út cũng giảm sản lượng 401,000 thùng/ngày xuống 10.6 triệu thùng/ngày trong tháng trước.

Nhà đầu tư cũng đang theo dõi các dấu hiệu về tiến trình đàm phán giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã xảy ra xung đột thương mại trong nhiều tháng. Một giải pháp cho tình trạng xung đột được xem là có khả năng hỗ trợ giá dầu thô vì xung đột thuế quan đã kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, cũng là một trong những nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Căng thẳng thương mại đã tạo ra sự đe dọa ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu, qua đó gây sức ép lên giá dầu, vốn chìm trong sắc đỏ vài tháng gần đây. Cả dầu WTI và dầu Brent đều bước vào thị trường con gấu, vốn thường được xác nhận khi rớt ít nhất 20% từ mức đỉnh gần đó.

Báo cáo việc làm tốt hơn dự báo hôm thứ Sáu tuần trước (04/01) cũng giúp củng cố sức mạnh nền kinh tế Mỹ, qua đó giúp xoa dịu nỗi lo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị suy thoái, cùng với đó là những nhận định tích cực đối với thị trường từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu trong ngày thứ Hai (07/01) đã bị kìm hãm khi Goldman Sachs hạ triển vọng giá dầu do lo ngại về nhu cầu năng lượng và khả năng dư cung.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 2 tiến 1.6% lên 1.363 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 vọt 2.7% lên 1.827 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 cộng 0.8% lên 2.967 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Đàm phán thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới giá dầu thế nào? (08/01/2019)

>   Dầu tiếp tục tăng nhờ lạc quan về thương mại Mỹ - Trung (08/01/2019)

>   Dầu có tuần tăng đầu tiên trong 1 tháng (05/01/2019)

>   Dầu tăng liền 4 phiên khi sản lượng dầu thô sụt giảm (04/01/2019)

>   Dầu vọt hơn 2% lên cao nhất trong 2 tuần (03/01/2019)

>   Lý do giá xăng vẫn giảm dù tăng thuế môi trường từ 1/1/2019 (02/01/2019)

>   Dầu WTI rớt gần 25% trong năm 2018 (01/01/2019)

>   Giá gas trong nước tăng 4.000 đồng/bình dù giá gas thế giới giảm (31/12/2018)

>   Thị trường dầu năm 2019 sẽ bị chi phối bởi những yếu tố nào? (29/12/2018)

>   Dầu WTI tăng hơn 1.5%, nhưng vẫn giảm liên tiếp 3 tuần (29/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật