Thứ Sáu, 04/01/2019 06:18

Dầu tăng liền 4 phiên khi sản lượng dầu thô sụt giảm

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Năm (03/01), nhận được sự hỗ trợ mới nhất khi các cuộc khảo sát riêng biệt cho thấy sản lượng dầu thô từ các nhà sản xuất chủ chốt sụt giảm, MarketWatch đưa tin.

Tuy nhiên, đà lao dốc trên thị trường chứng khoán cùng với lo ngại về nhu cầu năng lượng tiếp tục khiến nhà đầu tư lo lắng.

Vào ngày thứ Năm, một cuộc khảo sát của Reuters cho biết các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã sản xuất 32.68 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2018, giảm 460,000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Ngoài ra, một khảo sát khác từ Bloomberg cho thấy sản lượng OPEC mất 530,000 thùng/ngày xuống 32.6 triệu thùng/ngày trong tháng trước. Cả 2 cuộc khảo sát đều cho thấy đà sụt giảm sản lượng lớn nhất kể từ tháng 1/2017.

Sản lượng sụt giảm trước khi cam kết cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày từ mức sản lượng tháng 10/2018 của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC có hiệu lực từ đầu năm 2019.

“Dẫu vậy, sự biến động của các tài sản có rủi ro trong ngày thứ Năm, bao gồm năng lượng, có liên quan đến tăng trưởng và lo ngại về đà giảm tốc của kinh tế toàn cầu tiếp tục là rào cản chính đối với dầu từ quan điểm nhu cầu”, Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report, nhận định.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex tiến 55 xu (tương đương 1.2%) lên 47.09 USD/thùng, sau khi giảm xuống đáy 45.35 USD/thùng trước đó.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn cộng 1.04 USD (tương đương 1.9%) lên 55.95 USD/thùng, sau khi lùi xuống dưới mức 54 USD/thùng hồi đầu phiên.

Cả dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp trong ngày thứ Năm và đóng cửa tại mức cao nhất trong 2 tuần. Hôm thứ Tư (02/01), cả 2 hợp đồng này đều vọt hơn 2% sau khi báo cáo cho thấy xuất khẩu dầu thô của Ả-rập Xê-út giảm trong tháng 12/2018.

Đà tăng giá của dầu đã bị kìm hãm một phần do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau khi một loạt dữ liệu thống kê đáng lo ngại mới nhất từ Trung Quốc, cùng với khả năng ảnh hưởng của nó đến nhu cầu dầu thô. Nhu cầu năng lượng cũng nằm trong diện nghi vấn khi đà leo dốc đã bị xóa sổ khỏi thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, các nhà sản xuất chủ chốt, bao gồm Mỹ và Nga, tiếp tục gia tăng sản lượng trong nửa cuối năm 2018. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng nước này sẽ vọt 1.2 triệu thùng/ngày lên 12.1 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 2 tiến 1.8% lên 1.35 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 vọt 2.4% lên 1.742 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 mất 0.4% còn 2.945 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Dầu vọt hơn 2% lên cao nhất trong 2 tuần (03/01/2019)

>   Lý do giá xăng vẫn giảm dù tăng thuế môi trường từ 1/1/2019 (02/01/2019)

>   Dầu WTI rớt gần 25% trong năm 2018 (01/01/2019)

>   Giá gas trong nước tăng 4.000 đồng/bình dù giá gas thế giới giảm (31/12/2018)

>   Thị trường dầu năm 2019 sẽ bị chi phối bởi những yếu tố nào? (29/12/2018)

>   Dầu WTI tăng hơn 1.5%, nhưng vẫn giảm liên tiếp 3 tuần (29/12/2018)

>   Bộ trưởng Tài chính: 'Có thể giảm giá xăng dầu từ 1/1/2019' (28/12/2018)

>   Dầu WTI đảo chiều lao dốc 3.5%, giảm phiên thứ 4 trong 5 phiên (28/12/2018)

>   Dầu WTI vọt hơn 8.5%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2016 (27/12/2018)

>   Dầu Brent rớt ngưỡng 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2017 (26/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật