Thứ Hai, 07/01/2019 14:01

Sắc xanh ngự trị trên chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á tràn ngập sắc xanh trong ngày thứ Hai (07/01) khi tâm lý nhà đầu tư cải thiện phần nào trước thềm cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ở Bắc Kinh.

Tính tới lúc 13h50 ngày thứ Hai (07/01 – giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản vọt 477.01 điểm (tương ứng 2.44%). Cổ phiếu của ông lớn sản xuất xe hơi Toyota vọt 2.9%.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1.24% khi cổ phiếu của công ty sản xuất thép Dongbu Steel nhảy vọt gần 30% sau khi Công ty này tuyên bố phát hành cổ phiếu mới để thu hút đầu tư. Cổ phiếu Samsung leo dốc 2.94%.

Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 tăng 63.80 điểm (tương ứng 1.14%), trong đó hầu hết lĩnh vực đều khởi sắc. Chỉ số nguyên vật liệu leo dốc 2.1% khi cổ phiếu của các ông lớn khai khoáng đều tăng. Cụ thể, cổ phiếu Rio Tinto tiến 2.53%, Fortescue Metals Group cộng 2.67% và BHP Billion leo dốc 3.07%.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc 13h50 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến 170.4 điểm (tương ứng 0.67%). Cổ phiếu China Mobile tăng 1.04% sau khi Nomura nâng cấp khuyến nghị từ “trung lập” lên “mua” vì vị thế mạnh của công ty trong cuộc đua về tiêu chuẩn 5G.

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Thị trường chứng khoán Trung Quốc – vốn đang được nhà đầu tư theo dõi sát sao vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung – cũng leo dốc vào cuối phiên sáng.

Chỉ số Shanghai Composite tiến 18.35 điểm (tương ứng 0.73%) và Shenzhen Composite tăng hơn 1%.

Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh vào ngày 07-08/01/2019, theo Bộ Thương mại Trung Quốc. Một phái đoàn dưới sự dẫn dắt của Phó Đại diện Thương mại Mỹ, Jeffrey Gerrish, sẽ tới Trung Quốc để có các “cuộc thảo luận tích cực và mang tính xây dựng” với những người cùng cấp Trung Quốc.

Cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thêm thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa lẫn nhau, qua đó châm ngòi cho đà giảm tốc kinh tế toàn cầu. Mỹ đã áp thêm thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc – và đã đe dọa áp lên phần hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh đã áp thêm thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ, nhắm tới các ngành quan trọng về mặt chính trị như nông nghiệp.

“Tôi không chắc về những điểm then chốt trong các cuộc đàm phán thương mại lần này”, Rob Carnell, Chuyên gia kinh tế trưởng và là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại châu Á-Thái Bình Dương, cho biết trong ngày thứ Hai (07/01).

“Tôi tin là cuộc đàm phán này này sẽ mang lại kết quả tích cực, cho dù là họ đồng ý điều gì trên thực tế. Những gì khiến tôi lo ngại đôi chút là vào lúc chính quyền Mỹ đưa ra những kết quả tích cực kiểu này thì còn phụ thuộc vào những hoạt động trong tương lai nữa”, Carnell cho hay.

Các cuộc đàm phán trong ngày 07/01/2019 sẽ tiếp nối những động thái và nhận định từ phía ngân hàng trung ương ở cả Mỹ và Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bớt 1% trong ngày thứ Sáu (04/01/2019) nhằm kích thích hoạt động cho vay giữa lúc nhà đầu tư lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế.

Một chuyên viên phân tích cho rằng động thái của PBoC có lẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng.

“Khi cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bạn giải phóng thanh khoản nhưng rồi cũng sẽ được dùng để tái tài trợ cho những dự án xấu trong quá khứ. Và những dự án xấu này sẽ không thể kích thích tăng trưởng, Cliff Tan, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại MUFG Bank, nói trong ngày thứ Hai (07/01).

“Năm ngoái, chúng tôi khởi đầu năm mới bằng quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng thực chất đã tăng trong năm 2017 chứ không phải giảm và đây là một quan điểm trái ngược”, Tan cho biết. “Số đợt vỡ nợ ở Trung Quốc tăng gấp 3 trong năm 2018. Cả về số lượng lẫn giá trị. Giờ thì chúng tôi thấy tín dụng tăng trưởng quá nhanh và có lẽ sẽ khó để tạo ra đợt hạ cánh nhẹ nhàng (soft landing)”.

Ở Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho biết Fed sẽ “kiên nhẫn” quan sát xem nền kinh tế diễn biến ra sao trong năm nay, và điều chỉnh chính sách tiền tệ theo đó. Trước đó, Mỹ vừa tung ra báo cáo việc làm lạc quan hơn dự báo, qua đó đẩy chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong ngày thứ Sáu tuần trước (4/1) sau nhiều tháng biến động dữ dội vì mối lo ngại Fed có thể nâng lãi suất quá nhanh.

Thị trường tiền tệ

Chỉ số đồng USD – chỉ số đo lường diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – ở mức 95.976 sau khi chạm mức 96.160 trước đó.

Đồng Yên Nhật – vốn được xem là kênh trú ẩn an toàn – được giao dịch ở mức 108.05 đổi 1 USD sau khi dao động dưới 106 đổi 1 USD trong tuần giao dịch trước đó.

Đồng AUD ở mức 0.7131 USD, hồi phục lại từ mức 0.68 USD trong tuần trước.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Nhật Bản tăng gần 3% trước thềm đàm phán Mỹ-Trung (07/01/2019)

>   Dow Jones vọt hơn 700 điểm sau nhận định từ Chủ tịch Fed (05/01/2019)

>   Chứng khoán Philippines đang tăng mạnh nhất thế giới (04/01/2019)

>   Đâu là những thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất trong năm 2018? (04/01/2019)

>   Hy vọng về thương mại kéo chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 2% (04/01/2019)

>   Shanghai Composite và Hang Seng bắt đầu tăng mạnh (04/01/2019)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán Nhật Bản “đi” hơn 3% (04/01/2019)

>   Dow Jones sụt hơn 650 điểm sau cảnh báo từ Apple (04/01/2019)

>   Dow Jones rớt gần 650 điểm vì đà tụt dốc của cổ phiếu Apple và nỗi lo về đà giảm tốc kinh tế (03/01/2019)

>   Sắc đỏ vẫn chưa buông tha chứng khoán châu Á (03/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật