Nỗi lo dư cung trở lại, dầu WTI sụt 2.6% xuống đáy 14 tháng và rớt mốc 50 USD/thùng
Các hợp đồng dầu thô tương lai rớt xuống mức đáy 14 tháng vào ngày thứ Hai (17/12) nhờ các dấu hiệu dư cung ở Mỹ và khi tâm lý nhà đầu tư vẫn đang chịu áp lực từ nỗi lo về triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu.
Khép lại phiên ngày thứ Hai (17/12), giá dầu WTI rớt 1.32 USD (tương ứng 2.6%) xuống 49.88 USD/thùng, rớt mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2017.
Giá dầu Brent giảm 67 xu (tương ứng 1.1%) xuống 59.61 USD/thùng.
Các hợp đồng dầu WTI tương lai giảm sau khi nguồn cung dầu tại trung tâm dự trữ Cushing (Oklahoma) tăng hơn 1 triệu thùng trong giai đoạn 11-14/12/2018, các trader cho biết, trích dữ liệu từ công ty Genscape.
“Con số dự trữ từ Cushing cao hơn dự báo…Đây chắc chắc chỉ ra nỗi lo ngại là nguồn cung ngày cang cao trong khi nhu cầu đang suy giảm”, Phil Flynn, Chuyên viên phân tích tại Price Futures Group ở Chicago, cho hay. “Thị trường vẫn đang rất lo lắng về vấn đề này”.
Cả hai hợp đồng dầu tương lai chuẩn rớt 30% trong giai đoạn tháng 10-11/2018 khi tình trạng dư cung làm gia tăng dự trữ dầu trên toàn cầu, nhưng sau đó đã ổn định trở lại trong 3 tuần vừa qua, dao động trong phạm vi khá hẹp khi các nhà sản xuất dầu cam kết cắt giảm sản lượng.
Một số nhà đầu tư tỏ ra hoài nghi kế hoạch cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác, như Nga, liệu có đủ để tái cân bằng thị trường.
Trước đó, OPEC và các đồng minh đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1.2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2019 và kế hoạch này sẽ được xem xét lại tại cuộc họp tháng 4/2018.
Bộ trưởng Năng lượng các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Suhail al-Mazrouei, nói với các phóng viên ở Dubai trong ngày thứ Hai (17/12) rằng thị trường dầu toàn cầu đang “điều chỉnh”và ông hy vọng “mọi người”sẽ cắt giảm nguồn cung theo thỏa thuận đã ký kết trước đó trong tháng này.
Thế nhưng, OPEC và các đồng minh vẫn còn một nhiệm vụ rất khó nhằn. Sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ đang tăng dần, chiếm lấy thị phàn từ các nhà sản xuất dầu vùng Trung Đông thuộc OPEC và khiến việc cân bằng ngân sách của họ trở nên khó khăn hơn.
Sản lượng dầu tại Nga đạt mức kỷ lục 11.42 triệu thùng/ngày tính tới thời điểm này trong tháng 12/2018, Reuters dẫn lại nguồn thông tin thân cận.
Nỗi lo ngại ngày càng tăng về đà giảm tốc ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và châu Âu cũng tác động tiêu cực tới thái độ của nhà đầu tư về dầu và các loại tài sản khác.
Trong tháng 11/218, thông lượng lọc dầu tại Trung Quốc giảm so với tháng 10/2018, qua đó cho thấy nhu cầu dầu đã giảm phần nào, trong khi đó sản lượng công nghiệp của nước này tăng yếu nhất trong gần 3 năm qua khi nền kinh tế tiếp tục giảm tốc.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|