Thứ Sáu, 14/12/2018 06:35

Dầu WTI vọt gần 3% khi Ả-rập Xê-út lên kế hoạch cắt giảm xuất khẩu sang Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Năm (13/12), trong đó dầu WTI vọt gần 3%, sau khi một báo cáo cho biết Ả-rập Xê-út lên kế hoạch cắt giảm xuất khẩu sang các nhà máy lọc dầu của Mỹ để tránh việc mở rộng dự trữ dầu tại nước này, MarketWatch đưa tin.

Giá dầu đã khởi sắc khi nhà đầu tư cẩn trọng xem xét dữ liệu cho thấy đà tăng của sản lượng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hàng tháng, cũng như báo cáo gần đây về đà sụt giảm của nguồn cung và sản lượng dầu thô tại Mỹ. Giá dầu đã tăng mạnh thêm sau khi một báo cáo từ Bloomberg cho hay Tập đoàn dầu mỏ Ả-rập Xê-út (Saudi Aramco) đã cảnh báo các nhà tinh chế Mỹ sẽ tăng cường giảm giá hàng hóa vào tháng tới, trích từ bản tóm tắt kế hoạch của Tập đoàn dầu mỏ quốc gia này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 trên sàn Nymex tiến 1.43 USD (tương đương 2.8%) lên 52.58 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 2 trên sàn Luân Đôn cộng 1.30 USD (tương đương 2.2%) lên 61.45 USD/thùng.

Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report, nhận định: “Thông tin liên quan đến việc Ả-rập Xê-út cắt giảm xuất khẩu… là yếu tố xúc tác chính đứng sau đà tăng giá ngày hôm nay. Nếu kim ngạch xuất khẩu giảm, sự mất cân bằng cung cầu toàn cầu có thể dao động mạnh theo hướng tích cực hơn dự kiến hiện nay, và các hợp đồng tương lai đã phản ứng thích hợp”.

Thêm vào đó, trong báo cáo định kỳ hàng tháng về thị trường dầu mỏ, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 11 tăng 100,000 thùng/ngày lên 33.03 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Ả-rập Xê-út – nhà sản xuất hàng đầu OPEC – đã cộng 410,000 thùng/ngày lên mức cao kỷ lục 11.06 triệu thùng/ngày.

Sản lượng của OPEC cũng được củng cố nhờ vào mức sản lượng cao kỷ lục từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), với sản lượng tăng 110,000 thùng/ngày lên 3.33 triệu thùng/ngày, vượt qua Iran để trở thành nhà sản xuất lớn thứ 3 OPEC. Đà tăng sản lượng từ Ả-rập Xê-út và UAE đã lấn át đà giảm sâu của Iran, vốn là kết quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đến ngành công nghiệp dầu mỏ nước này, IEA cho biết.

Tuy nhiên, báo cáo từ IEA hoàn toàn trái ngược với báo cáo định kỳ của OPEC đã công bố hôm thứ Tư (12/12), báo cáo này cho biết sản lượng trong tháng 11 của OPEC giảm nhẹ bất chấp đà tăng vọt của sản lượng Ả-rập Xê-út.

Cả 2 báo cáo này được công bố chưa đầy 1 tuần sau khi OPEC đồng ý với các nhà sản xuất đồng minh ngoài OPEC – dẫn đầu là Nga – để cùng nhau cắt giảm sản lượng dầu thô 1.2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 1/2019. OPEC dự kiến cắt giảm 800,000 thùng/ngày, trong khi Nga và 9 nước đồng minh sẽ gánh vác phần còn lại. Tuyên bố này được đưa ra sau khi giá dầu thô lao dốc 30% so với mức đỉnh 4 năm hồi đầu tháng 10 cho đến cuối tháng 11/2018.

Trong khi đó, các nhà đầu tư, trích dẫn một báo cáo từ Bloomberg, cho biết Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, đã thông tin rằng có những bất đồng chính trị sâu sắc trong OPEC, ngay cả khi Tổ chức này đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng hồi cuối tuần trước. Báo cáo này đã làm tăng nghi ngờ về khả năng các thành viên tuân thủ thỏa thuận và kìm hãm tình trạng dư cung toàn cầu.

Ngoài ra, hôm thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cho biết nguồn cung dầu thô nội địa giảm tuần thứ 2 liên tiếp, mất 1.2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 07/12/2018, nhưng thấp hơn so với dự báo sụt 2.8 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Wall Street Journal (WSJ).

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 1 vọt 4.1% lên 1.478 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 1 tiến 1.4% lên 1.877 USD/gallon.

Trong khi đó, các hợp đồng khí thiên nhiên suy yếu trong ngày thứ Năm, khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên tại Mỹ giảm 77 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào 07/12/2018, gần khớp với dự báo sụt 79 tỷ feet khối từ cuộc thăm dò của Platts.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 1 mất 0.3% còn 4.124 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   IEA: Sức ảnh hưởng của Mỹ trên thị trường dầu sẽ chỉ có tăng (13/12/2018)

>   Sản lượng dầu OPEC giảm trong tháng 11 vì Iran (13/12/2018)

>   Dầu giảm nhẹ khi nguồn cung tại Mỹ giảm thấp hơn dự báo (13/12/2018)

>   Dầu tăng nhẹ khi nhà đầu tư cân nhắc giữa thỏa thuận cắt giảm sản lượng và triển vọng nhu cầu (12/12/2018)

>   Dầu WTI sụt hơn 3% xuống đáy 1 tuần do lo ngại về nhu cầu suy yếu (11/12/2018)

>   OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng 1.2 triệu thùng/ngày (08/12/2018)

>   Dầu tăng hơn 2% khi OPEC và Nga đạt được thỏa thuận cắt giảm (08/12/2018)

>   Dầu Brent bứt phá hơn 5% khi OPEC tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng (07/12/2018)

>   OPEC+ vẫn chưa tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì Nga chưa sẵn sàng (07/12/2018)

>   Dầu sụt gần 3% chờ tin về thỏa thuận cắt giảm sản lượng chi tiết từ OPEC (07/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật