Thứ Ba, 18/12/2018 18:24

HSBC: Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào trong năm 2019?

Việt Nam sắp khép lại năm 2018 với tư cách là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Việt Nam vượt trội hơn những quốc gia khác trong khu vực trong quý 3/2018 với tăng trưởng GDP 6.8%. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp gần như không thay đổi quá nhiều so với quý trước mặc dù lĩnh vực thiết bị điện tử giảm tốc (vì tính chu kỳ) và căng thẳng thương mại leo thang trên toàn cầu.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng vượt trội nhờ sự suy giảm về tỷ lệ thất nghiệp, đà tăng của tiền lương và sự tăng trưởng của ngành du lịch. HSBC dự báo, tăng trưởng của Việt Nam đạt 6.7% trong năm nay, nhưng những “cơn gió ngược chiều” bên ngoài tạo ra rủi ro suy giảm trong vài quý tới.

Việt Nam cực kỳ nhạy cảm với rủi ro thương mại khi xét tới sự phụ thuộc vào xuất khẩu và hoạt động sản xuất công nghiệp. Vì lý do đó, sự leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu có khả năng tác động tới Việt Nam đáng kể hơn so với các nền kinh tế khác. Thế nhưng, việc áp thuế cao hơn không phải là rủi ro quan trọng nhất. Trên thực tế, Việt Nam có thể hưởng lợi nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dẫn tới sự chuyển hướng về thương mại và dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực tiềm tàng của căng thẳng thương mại tới tăng trưởng toàn cầu có thể gây nhiều thiệt hại hơn cho Việt Nam. Hơn nữa, HSBC dự báo nền kinh tế Mỹ và châu Âu (2 trong số 3 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam) sẽ giảm tốc về kinh tế trong vòng vài năm tới.

Tăng trưởng trong năm 2019 có khả năng được hỗ trợ từ sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ. HSBC ước tính, tăng trưởng tiền lương trong 6 năm vừa qua chỉ cao hơn xu hướng một chút, qua đó có thể thúc đẩy tiêu thụ tư nhân trong ngắn hạn. Hơn nữa, HSBC kỳ vọng tăng trưởng ở Trung Quốc tiếp tục ổn định, khi Chính phủ nước này có thể tung ra các chính sách nới lỏng tín dụng và biện pháp kích thích tài khóa để bù đắp cho các tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại. Những vấn đề trên cho thấy tăng trưởng ở Việt Nam sẽ giảm tốc, nhưng không phải sụt giảm mạnh. HSBC dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6.5% trong năm 2019 và 6.3% trong năm 2020.

Trong khi đó, những rủi ro lạm phát đã giảm mạnh sau đà lao dốc của giá dầu trong thời gian gần đây và việc thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kể từ nửa sau năm 2018. Do đó, HSBC điều chỉnh giảm dự báo lạm phát trung bình trong năm 2019 từ 4.1% xuống 3.4%. Nhờ đó, NHNN có thể giữ nguyên mức lãi suất chính sách và cho phép họ tập trung nhiều hơn vào việc duy trì đà tăng trưởng.

Các rủi ro

Những rủi ro tới nền kinh tế Việt Nam được kiểm soát tương đối tốt hơn những năm trước.

Trong năm 2017, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam giảm lần đầu tiên kể từ năm 2012, nhờ sự tăng trưởng của nguồn thu phi thuế và dòng vốn vào từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước. HSBC dự báo, tỷ lệ này sẽ giảm thêm trong năm 2019, trong đó nợ công có khả năng giảm xuống chỉ còn 61% GDP, thấp hơn mức dự báo 61.4% của HSBC trong năm 2018. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng cũng suy giảm so với những năm trước và đây là kết quả từ các chính sách vĩ mô thận trọng và những nỗ lực của NHNN trong việc kìm hãm tăng trưởng tín dụng khi đối mặt với lạm phát cao trong năm 2018.

Tuy nhiên, an toàn vốn vẫn là một vấn đề đối với Việt Nam. Mức tăng trưởng tín dụng cao kéo dài trong vài năm gần đây đã dẫn tới sự tăng mạnh của lượng tài sản ngân hàng – không khớp với khả năng huy động vốn của các ngân hàng. Vấn đề này càng nghiêm trọng ở các ngân hàng Nhà nước, nơi tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có thể rơi xuống dưới mức tối thiểu 8% khi các tiêu chuẩn Basel II được áp dụng trong năm 2020. Do đó, theo HSBC, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách, như cải thiện chất lượng dữ liệu, tính minh bạch và giảm tỷ lệ nợ xấu để thu hút khoản vốn đầu tư mạnh hơn vào cổ phiếu.

Việt Nam cực kỳ dễ tổn thương trước hàng rào thuế quan của Mỹ vì giá trị xuất khẩu tới Mỹ trên GDP đạt mức cao nhất ở châu Á. Vì thế, việc Mỹ áp thuế quan lên thép, bảng năng lượng mặt trời và máy giặt lẽ ra phải tác động tiêu cực nhất tới nền kinh tế Việt Nam trong khu vực châu Á. Việt Nam cũng có cơ hội là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ môi trường thương mại hiện nay nếu dòng vốn FDI và thương mại chuyển hướng và tăng trưởng toàn cầu không suy giảm.

Tuấn Kiệt

FiLi

Các tin tức khác

>   Bình Phước bổ sung quy hoạch 6 dự án điện năng lượng Mặt Trời (18/12/2018)

>   Người tiêu dùng ngày càng "lười" (18/12/2018)

>   Sân bay tư nhân gần 8.000 tỷ đồng trước ngày khánh thành (18/12/2018)

>   Triển vọng ngành xi măng 2019 “khá hóc búa…” (20/12/2018)

>   Lại kiến nghị cho nhập phế liệu (18/12/2018)

>   Vì sao để 'ông trùm' bỏ trốn? (18/12/2018)

>   3.000 container phế liệu “vô chủ” có thể bị tiêu huỷ (18/12/2018)

>   Chủ đầu tư cân nhắc xả trạm BOT về miền Tây dịp tết (18/12/2018)

>   Mới 'khui" được hơn 10% phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái (17/12/2018)

>   Thị trường bia Tết bắt đầu nóng (17/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật