Thứ Ba, 18/12/2018 09:56

Lại kiến nghị cho nhập phế liệu

Hiệp hội Thép VN lại tiếp tục kiến nghị gỡ khó cho nhập khẩu phế liệu vụn trong bối cảnh có nhiều phế liệu sắt thép nhập lậu liên tiếp cập cảng biển VN.

Phế liệu sắt thép được nhập lậu qua cảng Cát Lái trong tháng 11 vừa qua. ẢNH: NG.NG.

Nguy cơ tái diễn nhập khẩu phế liệu với mục đích thương mại

Hàng ngàn container phế thải đang tồn tại cảng cũng từ các DN có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thu mua và tái chế phế liệu, nhưng khi yêu cầu giấy phép, họ không có và từ chối nhận hàng, bảo gửi nhầm hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Thực tế, cơ quan chức năng đang khởi tố các DN này để điều tra mở rộng.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM

Cuối tháng 11 vừa qua, Hiệp hội Thép VN (VSA) có Công văn số 63, gửi Bộ TN-MT và Tổng cục Hải quan kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục nhập khẩu sắt thép vụn làm nguyên liệu sản xuất. Theo đó, VSA cho rằng, có “những văn bản quản lý nhà nước bị chồng chéo, phủ định lẫn nhau” trong quản lý phế liệu.

Cụ thể, liên quan về kiểm tra lô hàng phế liệu sắt thép nhập, sau khi được cơ quan chuyên môn cấp chứng thư giám định, sở TN-MT địa phương mới ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng. Từ kết quả kiểm tra nhà nước này, cơ quan hải quan mới cho phép dỡ hàng xuống cảng hay không. Vấn đề là, theo quy định, muốn có chứng thư giám định thì hàng hóa phải được dỡ ra khỏi tàu hay container để tổ chức giám định.

Thứ hai, cơ quan hải quan quy định trong quá trình các lô hàng phế liệu chờ kết quả kiểm tra chất lượng của sở TN-MT không được phép đưa hàng về bảo quản khiến doanh nghiệp (DN) phải tốn thêm nhiều chi phí lưu kho bãi… VSA cũng thông tin hiện có khoảng 1.000 container phế liệu đang tồn tại cảng phía nam từ các vướng mắc này gây khó khăn cho DN.

Từ đây, VSA kiến nghị cho DN đưa hàng phế liệu về lưu kho trong khi chờ thủ tục thông quan và một số thủ tục hành chính khác. Ngoài ra, VSA kiến nghị “coi sắt thép vụn là nguyên liệu thu hồi phục vụ công nghiệp sản xuất thép, không phải là phế liệu, từ đó đưa ra các quy định đối với sắt thép vụn nhập khẩu như nguyên liệu sản xuất chung mà trong nước chưa cung cấp đủ”.

Liên quan vấn đề này, tại cuộc họp với các bộ ngành cuối tuần qua, Bộ TN-MT cũng đề xuất nên cho phép cấp giấy xác nhận cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chỉ để sơ chế, xử lý, bán lại nguyên liệu. Hay nói đúng hơn là cấp giấy chứng nhận nhập khẩu phế liệu với mục đích thương mại, nguyên nhân dẫn đến việc hàng ngàn container phế liệu không người nhận đang tồn đọng tại các cảng biển hiện nay.

Kiến nghị của Bộ TN-MT đi ngược lại Chỉ thị 27/2018 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của Bộ TN-MT là “không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu”.

Không nên quản lý ngược chỉ đạo của Chính phủ

Trước kiến nghị của DN ngành thép liên quan có cả ngàn container hàng phế liệu tồn đọng tại cảng phía nam mà chưa được giải quyết vì các vướng mắc chồng chéo nói trên, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, khẳng định khó có trường hợp nào “chồng chéo” như VSA phản ảnh tại các cảng biển do Cục Hải quan TP.HCM quản lý. Ông Thắng cho biết : “Báo cáo của các chi cục tính đến sáng 17.12 chỉ có 16 container hàng phế liệu nhập khẩu về TP.HCM nhưng cơ quan hải quan không cho dỡ hàng xuống cảng do DN không trình được giấy chứng nhận được phép nhập khẩu hoặc giấy phép đã hết thời hạn nhưng không được gia hạn do nhập khẩu làm thương mại, không phải phục vụ sản xuất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 27”.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, phụ trách Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái - Cục Hải quan TP.HCM, nói thẳng: “Không có giấy phép, chắc chắn không được dỡ hàng xuống chứ đừng nói dỡ xuống để kiểm định. Hàng ngàn container phế thải đang tồn tại cảng cũng từ các DN có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thu mua và tái chế phế liệu, nhưng khi yêu cầu giấy phép, họ không có và từ chối nhận hàng, bảo gửi nhầm hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Thực tế, cơ quan chức năng đang khởi tố các DN này để điều tra mở rộng”.

Điều đáng nói, trong khi VSA kiến nghị vướng mắc khiến cả ngàn container phế liệu sắt thép của DN đang tồn đọng tại các cảng phía nam thì lượng sắt thép phế liệu được nhập khẩu và đã thông quan theo số liệu từ Tổng cục Hải quan vẫn tăng mạnh. Riêng nhóm hàng phế liệu sắt thép được nhập về trong 11 tháng tăng gần 18% về lượng và tăng 42% về giá trị so cùng kỳ với số lượng gần 5 triệu tấn trị giá hơn 1,76 tỉ USD.

Nguyên Nga

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Vì sao để 'ông trùm' bỏ trốn? (18/12/2018)

>   3.000 container phế liệu “vô chủ” có thể bị tiêu huỷ (18/12/2018)

>   Chủ đầu tư cân nhắc xả trạm BOT về miền Tây dịp tết (18/12/2018)

>   Mới 'khui" được hơn 10% phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái (17/12/2018)

>   Thị trường bia Tết bắt đầu nóng (17/12/2018)

>   Gạo Việt Nam vào Trung Quốc sắp bị đánh thuế nhập khẩu lên đến 50% (17/12/2018)

>   Nhập khẩu thuốc trừ sâu đang có xu hướng gia tăng trở lại (17/12/2018)

>   Niềm tin người tiêu dùng Việt đạt mức cao kỷ lục trong thập kỷ qua (17/12/2018)

>   'Bóc mẽ' chiêu lách thuế bán hàng qua mạng (17/12/2018)

>   Quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ Long sẽ đóng góp nhiều cho du lịch Quảng Ninh (17/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật