Thứ Năm, 20/12/2018 11:33

Triển vọng ngành xi măng 2019 “khá hóc búa…”

Tình hình xi măng Việt Nam trong tương lai theo ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam đánh giá “rất đau đầu” bởi vì ảnh hưởng từ Trung Quốc. Còn việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ảnh hưởng đến ngành xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung hay không thì cần thời gian để theo dõi.

Sản lượng và giá xi măng xuất khẩu năm 2018 đều tăng cao

Theo số liệu của ông Nguyễn Văn Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ xi măng trong nước đạt 65 triệu tấn, chỉ tăng khoảng 8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu đạt khoảng 31 triệu tấn, tăng gần 50% so với năm ngoái. Mức tăng 50% này nếu tính ra con số tuyệt đối là 10 triệu tấn, ngang với nước có sản lượng xuất khẩu xi măng đứng thứ ba thế giới.

Không chỉ tăng về sản lượng mà giá xi măng xuất khẩu cũng tăng cao đáng kể. Giá clinker xuất khẩu vào cuối năm 2016 khoảng 28-29 USD, cuối năm 2017 nhích lên 38-38.5 USD nhưng năm nay vọt lên 44 USD. “Từ xưa đến nay, chúng ta đều nói xuất khẩu xi măng hiệu quả nhưng với kết quả này xuất khẩu clinker hiệu quả hơn xuất khẩu xi măng. Vấn đề bây giờ rất phức tạp, chưa phân tích được hết nguyên nhân vì sao”, ông Cung cho biết.

Nói về nguyên nhân, có nhiều ý kiến cho rằng do Trung Quốc đang thiếu xi măng. Ông Cung cũng nói thêm, phía Trung Quốc đang tiến hành một loạt cải tiến ngành xi măng. Trước đó từ ngày 15/11/2017-15/03/2018, quốc gia này đã cấm khoảng một nửa số nhà máy xi măng ở phía bắc - nơi có bụi thổi vào cửa ngỏ Bắc Kinh, đồng thời khoảng thời gian bị cấm cũng rơi vào thời điểm Trung Quốc đang thiếu điện để phục vụ cho sinh hoạt.

Một trong những cải tiến của Trung Quốc là xây dựng một số nhà máy xi măng có nồng độ bụi chỉ còn 10%/m3 khí tiêu chuẩn, trong khi mức tiêu chuẩn hiện nay là 50%/m3, thậm chí ở nhiều nước lên đến 70%-100%/m3.

Ở một diễn biến khác, các hãng lớn về đầu tư công nghiệp xi măng trên thế giới khuyến cáo sẽ giúp một số nhà máy Việt Nam vận hành với khoảng 250 lao động cho một dây chuyền có công suất 6,000 tấn/năm. Với công suất như trên, dây chuyền của Trung Quốc hiện chỉ sử dụng 90 lao động, trong đó có 70 lao động là trực tiếp.

Tuy nhiên khi nhìn lại, Trung Quốc cũng là một nước nhập khẩu clinker từ Việt Nam tương đối lớn. Theo ý kiến ông Cung, rất có thể việc tăng giá hiện nay là do giá thành xi măng của Trung Quốc cao vì tiền lương lao động Trung Quốc tăng lên rất mạnh, cộng thêm giá than và giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng.

Bên cạnh đó, tổng công suất thiết kế của Trung Quốc là 3.5 tỷ tấn xi măng, của Việt Nam là 100 triệu tấn, nhưng chỉ nhập con số rất ít khoảng 7 triệu tấn. Tại thị trường Trung Quốc, xi măng có giá 530 tệ/tấn, tương đương khoảng 1.8 triệu đồng tiền Việt Nam. Vì vậy, các thương nhân Trung Quốc có xu hướng sang mua clinker của Việt Nam với giá rẻ hơn để về cạnh tranh.

Theo đó, tình hình xi măng Việt Nam trong tương lai theo ông Cung đánh giá “rất đau đầu” bởi vì ảnh hưởng từ Trung Quốc. Còn việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ảnh hưởng đến ngành xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung hay không thì cần thời gian để theo dõi.

Hiện nay, công suất thiết kế gạch ốp lát ceramic Việt Nam lên đến 700 triệu m2, sản xuất trong năm 2018 đạt khoảng 600 triệu, trong đó tồn kho chiếm 15%. Ông Cung chỉ rõ hai nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ xi măng gặp khó khăn. Thứ nhất, đầu tư quá lớn nên thị trường không tiêu thụ kịp. Thứ hai, nhiều dây chuyền được đầu tư trong thời gian quá lâu, trong khi công nghệ trên thế giới thay đổi liên tục nên sức cạnh tranh các sản phẩm từ dây chuyền này bị kém.

Trao đổi với người viết, ông Cung đã có những chia sẻ chi tiết hơn về ngành xi măng trong tương lai.

*Theo ông, triển vọng ngành xi măng năm 2019 như thế nào?

Vấn đề này khá hóc búa đấy. Theo dự đoán của tôi, năm 2019 tình hình xi măng vẫn tốt, tức là tăng trưởng trong tiêu thụ nội địa cũng cỡ như năm nay, dao động khoảng 7%-8%, xuất khẩu cũng giữ ở mức như hiện nay. Nếu như nhận định của chúng ta đúng về vấn đề nhập khẩu của Trung Quốc thì việc này còn duy trì được.

Hiện nay, do giá xi măng Trung Quốc cao và vì những biện pháp về môi trường nên một số nhà máy của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu buộc phải đóng cửa. Hai nguyên nhân đó tác động với nhau, làm nguồn cung ở Trung Quốc có thể bị hạn chế chút ít. Đây là điều kiện cho các thương gia Trung Quốc tận dụng, vì người ta làm thương mại, người ta thấy hàng ở đâu rẻ thì mua về bán. Theo đó, sức cạnh tranh clinker ở Việt Nam cao lên và xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp diễn.

Tôi tin rằng, tình hình xi măng năm 2019 vẫn ổn định chứ không hi vọng sẽ phát triển hơn như thế này.

*Ngoài yếu tố trên thì còn những yếu tố nào sẽ tác động đến thị trường xi măng năm sau?

Có. Từ cái ví dụ tôi vừa nói, khi người tiêu dùng tới Việt Nam mua clinker thì chọn clinker được sản xuất từ dây chuyền hiện đại, có nghĩa là xi măng Việt Nam 2018 xuất khẩu tốt không chỉ vì thiếu xi măng trên thị trường quốc tế mà bởi vì sức cạnh tranh.

Chúng ta có nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu tốt, có chất lượng tốt và vận hành tốt, cho nên sản phẩm tốt và giá thành hợp lý. Đây là một điều chúng ta cần nghiêm túc xem xét có đúng như thế không. Nhưng theo tôi nghĩ một phần khá quan trọng chính là sức cạnh tranh clinker và xi măng Việt Nam, làm cho xuất khẩu tăng lên.

Trong khi đó, mặc dù trong năm 2019 có khả năng giá điện sẽ tăng, than gặp khó khăn nhưng chúng ta đang trong thời kỳ các doanh nghiệp tìm mọi cách để hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cho nên tôi cho rằng những yếu tố đó tiếp tục theo ngành xi măng và tạo cho ngành xi măng một sức sống.

*Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì ngành xi măng có đối mặt với khó khăn nào không, thưa ông?

Có đấy. Giá điện năm 2019 chắc chắn tăng, rồi than cho điện, cho xi măng gặp khó khăn. Xi măng Trung Quốc đang có một cuộc cải tổ về chất lượng, về công nghệ,… Xi măng một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Philippines cũng đang được đầu tư, mà Philippines lại là nước nhập khẩu nhiều xi măng nhất của Việt Nam, có khả năng đầu tư rồi thì nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giảm đi.

Vừa rồi, Philippines còn đưa ra vấn đề sử dụng biện pháp tự vệ đối với việc xuất khẩu xi măng Việt Nam. Nếu họ áp dụng, rõ ràng việc xuất khẩu của chúng ta sang đấy sẽ khó khăn hơn, cả về giá và về lượng.

*Xin cảm ơn ông!

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Lại kiến nghị cho nhập phế liệu (18/12/2018)

>   Vì sao để 'ông trùm' bỏ trốn? (18/12/2018)

>   3.000 container phế liệu “vô chủ” có thể bị tiêu huỷ (18/12/2018)

>   Chủ đầu tư cân nhắc xả trạm BOT về miền Tây dịp tết (18/12/2018)

>   Mới 'khui" được hơn 10% phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái (17/12/2018)

>   Thị trường bia Tết bắt đầu nóng (17/12/2018)

>   Gạo Việt Nam vào Trung Quốc sắp bị đánh thuế nhập khẩu lên đến 50% (17/12/2018)

>   Nhập khẩu thuốc trừ sâu đang có xu hướng gia tăng trở lại (17/12/2018)

>   Niềm tin người tiêu dùng Việt đạt mức cao kỷ lục trong thập kỷ qua (17/12/2018)

>   'Bóc mẽ' chiêu lách thuế bán hàng qua mạng (17/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật