Thứ Ba, 04/12/2018 06:12

Dầu vọt 4% nhờ tâm lý lạc quan về khả năng gia hạn cắt giảm sản lượng

Các hợp đồng dầu thô tương lai vọt 4% vào ngày thứ Hai (03/12), nhờ sự lạc quan trước thềm cuộc họp OPEC ngày càng tăng sau khi Tổng thống Nga, Vladimir Putin, cho biết ông cùng với Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed Bin Salman, đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi cuối tuần qua, MarketWatch đưa tin.

Cũng góp phần hỗ trợ giá dầu, tỉnh Alberta giàu có dầu của Canada đã bất ngờ thông báo hạn chế sản lượng. Trong khi đó, thông tin Mỹ và Trung Quốc đồng ý các bước để giải quyết căng thẳng thương mại đã thúc đẩy đà tăng các tài sản có rủi ro.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 trên sàn Nymex vọt 2.02 USD (tương đương 4%) lên 52.95 USD/thùng. Hợp đồng này đã lao dốc 22% trong tháng 11, đánh dấu tháng sụt giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2008, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 2 trên sàn Luân Đôn cộng 2.23 USD (tương đương gần 3.8%) lên 61.69 USD/thùng. Hợp đồng này cũng sụt 22% trong tháng 11 – tháng giảm mạnh nhất trong 10 năm.

Ông Putin đã tuyên bố trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Bảy (01/12), sau cuộc gặp với Thái tử bin Salman, mặc dù ông cho biết không có quyết định cuối cùng về khối lượng. Những nhận định được đưa ra trước khi cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) diễn ra vào ngày thứ Năm (06/12) tại Vienna, vốn nhiều khả năng quyết định về việc liệu cắt giảm sản lượng có cần thiết hay không.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs lưu ý rằng: “Chúng tôi ước tính rằng việc OPEC và Nga cắt giảm 1.3 triệu thùng/ngày sẽ đảo ngược sự nhảy vọt của dự trữ dầu theo mùa và đưa dự trữ dầu về mức bình quân 5 năm”.

Các nhà phân tích cũng cho biết họ kỳ vọng một thông báo cắt giảm từ OPEC vào cuối tuần này sẽ giúp nới rộng đà tăng của dầu Brent đã bắt đầu từ hôm thứ Bảy (01/12), “có khả năng lên trên mốc 60 USD/thùng”.

Trong khi đó, trong một động thái bất ngờ, Qatar cho biết vào ngày thứ Hai rằng nước này sẽ rút khỏi OPEC vào ngày 01/01/2019, do tập trung vào gia tăng sản xuất khí thiên nhiên. Trên sàn Nymex, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 1 sụt 5.9% xuống 4.339 USD/MMBtu.

Jay Hatfield, Quản lý danh mục tại InfraCap’s MLP ETF AMZA, tin rằng Qatar quyết định rời OPEC bởi vì Ả-rập Xê-út dẫn đầu áp các lệnh cấm vận thương mại chống lại nước này”.

“Chúng tôi không nghĩ rằng OPEC sẽ gặp rủi ro với sự chia tay này khi Ả-rập Xê-út kiểm soát OPEC một cách hiệu quả và thường chịu gánh nặng của việc cắt giảm nên không có động cơ để bất kỳ nước nào rời khỏi”, ông Hatfield nói thêm.

Dầu thô cũng nhận được một sự hỗ trợ lớn khác sau thông báo chưa từng có trước đó hôm Chủ nhật (02/12) của Thống đốc tỉnh Alberta, Rachel Notley. Theo đó, bà Notley đã yêu cầu các công ty dầu mỏ trong tỉnh này cắt giảm gần 9% sản lượng vào năm tới. Được biết, Canada là nhà sản xuất dầu lớn thứ 4 trên thế giới.

Ngoài ra, một thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Trung Quốc để khởi động các cuộc đàm phán thương mại đã thúc đẩy đà leo dốc của một loạt tài sản trong ngày thứ Hai. Trong đó, các hợp đồng Dow Jones tương lai vọt hơn 500 điểm.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 1 tiến 2.1% lên 1.431 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 1 cộng 3.2% lên 1.888 USD/gallon.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Qatar định rút khỏi OPEC từ tháng 1/2019 (03/12/2018)

>   Vladimir Putin: Nga và Ả-rập Xê-út sẽ gia hạn thỏa thuận OPEC+ (03/12/2018)

>   Giá dầu bứt phá gần 5% sau khi Mỹ-Trung đình chiến 90 ngày (03/12/2018)

>   Lao dốc 22%, dầu đánh dấu tháng sụt giảm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ (01/12/2018)

>   Dầu WTI đảo chiều vọt hơn 2% sau khi rớt mốc 50 USD/thùng (30/11/2018)

>   Dầu WTI sụt 2.5% xuống sát ngưỡng 50 USD/thùng, thấp nhất trong hơn 1 năm (29/11/2018)

>   Lãnh đạo TKV lên tiếng về việc nhà máy nhiệt điện kêu "đói" than (28/11/2018)

>   Dầu suy yếu do lo ngại về nhu cầu và đà tăng của đồng USD (28/11/2018)

>   Giá dầu 50 USD/thùng có tác động gì với nền kinh tế toàn cầu? (27/11/2018)

>   Goldman Sachs: Dầu và vàng sẽ “cực kỳ hấp dẫn” trong năm 2019 (27/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật