Thứ Hai, 03/12/2018 09:36

Giá dầu bứt phá gần 5% sau khi Mỹ-Trung đình chiến 90 ngày

Giá dầu tăng vọt vào đầu phiên ngày thứ Hai (03/12) sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm thời “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại và trước cuộc họp quan trọng của OPEC – dự kiến diễn ra vào ngày 06/12.

Tính tới lúc 9h30 ngày thứ Hai (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu WTI tương lai tăng 2.51 USD (tương ứng 4.93%) lên 53.44 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu Brent tương lai leo dốc 2.72 USD (tương ứng 4.57%) lên 62.18 USD/thùng.

Diễn biến trên thị trường năng lượng vào lúc 9h30 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

Sau bữa ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 trong ngày thứ Bảy (01/12), Mỹ và Trung Quốc quyết định tạm ngừng áp thêm thuế quan trong ít nhất là 90 ngày, đồng thời tổ chức thêm các cuộc đàm phán để giải quyết mâu thuẫn hiện nay.

Dầu thô không nằm trong danh sách sản phẩm bị áp thuế của hai bên, nhưng trader cho biết tâm lý lạc quan về thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng góp phần thúc đẩy thị trường dầu thô.

“Tâm lý hậu cuộc họp G20 lạc quan hơn dự kiến đôi chút”, Stephen Innes, Trưởng Bộ phận giao dịch châu Á-Thái Bình Dương tại công ty giao dịch hợp đồng tương lai Oanda ở Singapore, nhận định.

Nhìn về phía trước, Innes cho rằng đây có thể là một tuần quan trọng cho thị trường dầu vì cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào ngày 06/12. Tại cuộc họp này, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC – bao gồm cả Nga – được cho là sẽ tuyên bố cắt giảm nguồn cung nhằm ngăn chặn tình trạng dư cung toàn cầu tái diễn.

Không bên nào đưa ra tuyên bố chính thức liên quan tới các đợt cắt giảm sản lượng nhưng hầu hết các chuyên gia phân tích dự báo các nhà sản xuất sẽ cắt giảm khoảng 1-1.4 triệu thùng/ngày so với mức của tháng 10/2018 – vốn là mức cao nhất của OPEC kể từ tháng 12/2016.

Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu ở Mỹ tiếp tục bơm dầu ở mức cao kỷ lục, trong đó sản lượng dầu thô nước này đạt mức hơn 11.5 triệu thùng, chưa từng có trước đây.

Nga và Ả-rập Xê-út sẽ gia hạn thỏa thuận OPEC+

Nga và Ả-rập Xê-út đồng ý gia hạng thỏa thuận sang năm 2019 để kiểm soát thị trường dầu, được biết tới là OPEC+, mặc dù Moscow và Riyadh vẫn chưa xác nhận về bất kỳ đợt cắt giảm sản lượng nào mới.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, tuyên bố về việc gia hạn thỏa thuận sau cuộc họp ngày thứ Bảy (01/12) bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 với Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman. Nhận định trên để ngõ về khả năng đưa ra một thỏa thuận tại cuộc họp OPEC ở Vienna vào tuần tới. Các đại diện từ OPEC cho biết, các nhà lãnh đạo đều ủng hộ tiến tới một thỏa thuận, nhưng vẫn còn khá nhiều việc cần phải thực hiện, bao gồm cả quy mô của đợt cắt giảm sản lượng tiềm năng.

“Chưa có quyết định cuối cùng về khối lượng cắt giảm, nhưng cùng với Ả-rập Xê-út, chúng tôi sẽ thực hiện nó”, ông Putin nói với các phóng viên về việc gia hạn thỏa thuận ở Buenos Aires (Argentina). “Và cho dù con số là bao nhiêu thì cũng sẽ dựa trên quyết định chung, chúng tôi đồng tình rằng chúng tôi sẽ giám sát tình hình thị trường và phản ứng một cách nhanh chóng”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Lao dốc 22%, dầu đánh dấu tháng sụt giảm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ (01/12/2018)

>   Dầu WTI đảo chiều vọt hơn 2% sau khi rớt mốc 50 USD/thùng (30/11/2018)

>   Dầu WTI sụt 2.5% xuống sát ngưỡng 50 USD/thùng, thấp nhất trong hơn 1 năm (29/11/2018)

>   Lãnh đạo TKV lên tiếng về việc nhà máy nhiệt điện kêu "đói" than (28/11/2018)

>   Dầu suy yếu do lo ngại về nhu cầu và đà tăng của đồng USD (28/11/2018)

>   Giá dầu 50 USD/thùng có tác động gì với nền kinh tế toàn cầu? (27/11/2018)

>   Goldman Sachs: Dầu và vàng sẽ “cực kỳ hấp dẫn” trong năm 2019 (27/11/2018)

>   Vọt gần 2.5%, dầu WTI ghi nhận phiên tăng mạnh nhất trong 8 tuần (27/11/2018)

>   Vượt mức 11 triệu thùng/ngày, sản lượng dầu của Ả-rập Xê-út lập kỷ lục mới (26/11/2018)

>   Cuộc họp OPEC thực sự sẽ diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G20? (25/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật