Thứ Ba, 27/11/2018 17:29

Giá dầu 50 USD/thùng có tác động gì với nền kinh tế toàn cầu?

Chỉ mới vài tháng trước, nhiều công ty giao dịch dầu lớn còn mơ tưởng về ngưỡng giá dầu 100 USD/thùng, vậy mà giờ mọi thứ có vẻ đã khác. Giá dầu chỉ bằng phân nửa mức đó, vậy mức giá này có tác động gì đến nền kinh tế thế giới?

 

Những quốc gia nhập khẩu năng lượng như Ấn Độ và Nam Phi sẽ hưởng lợi; các nhà sản xuất dầu như Nga và Ả-rập Xê-út sẽ bị gặp bất lợi. Các ngân hàng trung ương đang chịu áp lực nâng lãi suất thì nay có thể bớt lo ngại đôi chút; trong khi những ngân hàng trung ương muốn thúc đẩy lạm phát như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), lại đối mặt với một “cơn gió ngược” khác.

Xét cho cùng, phần lớn còn phụ thuộc vào nhu cầu dầu thế giới ra sao trong bối cảnh đồng USD mạnh hơn và xung đột thương mại toàn cầu đang diễn ra, và các nhà sản xuất lớn nhất sẽ phản ứng ra sao.

Hiện nay, Ả-rập Xê-út đang bị mắc kẹt giữa Nga – đồng minh đang muốn thúc đẩy giá dầu – và Mỹ - nơi Tổng thống Donald Trump gửi đi thông điệp qua Twitter để kêu gọi kìm hãm đà tăng của giá dầu. Tất cả mọi ánh mắt đang hướng về cuộc họp G20 trong tuần này để xem liệu có một sự đồng thuận nào về chính sách sản lượng giữa Ả-rập Xê-út và Nga hay không.

Sau đây, Bloomberg cũng đưa ra một biểu đồ cho thấy phần nhập khẩu ròng (hoặc xuất khẩu ròng) trên GDP – giá dầu rẻ hơn đang giúp những quốc gia nằm phía trên biểu đồ và gây tổn thương cho những quốc gia nằm phía dưới.

Tác động gì tới tăng trưởng toàn cầu?

Khi mùa đông gần kề, giá dầu giảm mạnh sẽ giúp ích cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Các quốc gia nhập khẩu dầu và có thâm hụt tài khoản vãng lai, như Nam Phi, sẽ hưởng lợi rất nhiều. Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới và hiện đang phải chống chọi với đà giảm tốc trên diện rộng giữa lúc xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ và xuất hiện thêm các thách thức trong nước.

Tác động gì tới lạm phát?

Mức giá dầu thấp hơn có thể làm giảm áp lực lên lạm phát và giảm áp lực nâng lãi suất lên các ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, Bloomberg Economics cho biết đà giảm giá năng lượng có thể là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi đối với Ấn Độ và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) có thể chuyển sang lập trường trung lập.

Các thị trường mới nổi sẽ ứng phó với đà giảm của giá dầu như thế nào?

Cứ mỗi đợt giá dầu giảm 10 USD/thùng sẽ thúc đẩy GDP ở các quốc gia nhập khẩu dầu tại các thị trường mới nổi tăng thêm 0.5-0.7%, các chuyên viên phân tích tại Capital Economics ước tính. Trong khi đó, cũng cùng mức giảm như vậy, GDP của các nền kinh tế vùng Vịnh giảm 3-5%, và GDP của các Tiểu Vương quốc Ả-rập (UEA), Nga và Nigeria giảm 1.5-2%, dựa trên kết quả phân tích.

Tác động gì tới Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Ông Trump mô tả đà giảm của giá dầu giống như một đợt cắt giảm thuế. Dù vậy, khi Mỹ giảm bớt phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu nhờ sự bùng nổ của dầu đá phiến, việc giá dầu lao dốc sẽ làm giảm tác động tích cực tới ngành dầu.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Goldman Sachs: Dầu và vàng sẽ “cực kỳ hấp dẫn” trong năm 2019 (27/11/2018)

>   Vọt gần 2.5%, dầu WTI ghi nhận phiên tăng mạnh nhất trong 8 tuần (27/11/2018)

>   Vượt mức 11 triệu thùng/ngày, sản lượng dầu của Ả-rập Xê-út lập kỷ lục mới (26/11/2018)

>   Cuộc họp OPEC thực sự sẽ diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G20? (25/11/2018)

>   Giá dầu rớt thảm, vì đâu nên nỗi? (24/11/2018)

>   Dầu WTI rớt gần 8%, đánh dấu 7 tuần lao dốc liên tiếp (24/11/2018)

>   Giá dầu WTI "bốc hơi" gần 7% vì nỗi lo dư cung (23/11/2018)

>   Ám ảnh về tình trạng dư cung, dầu WTI rớt tiếp 2.6% (23/11/2018)

>   JPMorgan hạ dự báo giá dầu Brent xuống còn 73 USD/thùng trong năm 2019 (23/11/2018)

>   Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu (22/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật