Thứ Sáu, 21/12/2018 18:09

Bóng ma khủng hoảng 1987 và 2008 ám ảnh thị trường chứng khoán Mỹ

Xem xét kỹ đằng sau tình trạng biến động dữ dội trên thị trường chứng khoán Mỹ, bạn sẽ thấy mức độ biến động hiện nay có lẽ bằng với thời điểm diễn ra hai cú đổ đèo lớn nhất trên thị trường trong 4 thập kỷ vừa qua: Khủng hoảng năm 1987 và năm 2008.

Điều này có thể được thể hiện qua tỷ lệ cổ phiếu vừa thủng đáy 52 tuần. Hiện, 38% lượng cổ phiếu niêm yết trên Nasdaq và Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) đã rớt mốc này. Xét từ năm 1984 cho tới nay, chỉ có 8 ngày thị trường chứng khoán Mỹ có tỷ lệ cổ phiếu thủng đáy 52 tuần lớn hơn mức 38%.

Hai trong số này diễn ra vào năm 1987 – vào thời điểm diễn ra cú đổ đèo khét tiếng mang tên “Ngày thứ Hai Đen tối (Black Monday). Còn nhớ khi đó chỉ số Dow Jones mất 23% chỉ trong một ngày và rồi rớt tiếp trong phiên sau đó. Những ngày còn lại diễn ra sau vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers trong tháng 10 và tháng 11/2008.

Jason Goepfert, Chủ tịch Sundial Capital Research, nhận định: "Tình trạng hiện này không chỉ thể hiện sự hoảng loạn trên thị trường. Có bằng chứng rõ ràng về việc bán tháo với mức độ mà chúng ta hiếm khi chứng kiến".

Trong những lần có ít nhất 35% cổ phiếu trên sàn Nasdaq và NYSE thủng đáy 52 tuần trước đó, chỉ số S&P 500 tăng trung bình 3.8% trong tuần kế tiếp và 3% trong tháng kế tiếp. Chẳng có gì đảm bảo là điều này sẽ lặp lại. Tính cho tới nay, chỉ số S&P 500 đã giảm 16% so với mức đỉnh thiết lập trong tháng 9/2018, đồng thời thủng một ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng.

Đêm qua, chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ ngày thứ 2 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất chuẩn và cho biết sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán khổng lồ với tốc độ hiện tại. Lo ngại về việc đóng cửa Chính phủ cùng khiến chứng khoán lao dốc xuống đáy mới vào chiều ngày thứ Năm.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones sụt 464.06 điểm xuống 22,859.6 điểm, qua đó góp phần nâng tổng mức giảm trong 2 phiên lên hơn 800 điểm và đà lao dốc trong 5 ngày lên hơn 1,700 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 1.5% xuống 2,467.41 điểm khi nhóm cổ phiếu công nghệ suy yếu. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1.6% còn 6,528.41 điểm, tích tắc rơi vào thị trường con gấu trong bối cảnh cổ phiếu Amazon và Apple giảm mạnh. Nasdaq Composite đã lao dốc 19.7% so với mức đỉnh gần đây.

Cả Dow Jones và S&P 500, vốn đang trong khu vực điều chỉnh, đều hướng đến thành quả tháng 12 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1931, đều sụt hơn 10% từ đầu tháng đến nay. Hiện S&P 500 đang chìm vào sắc đỏ trong năm 2018, mất 7.7%.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Hang Seng và Kospi lội ngược dòng thành công (21/12/2018)

>   JPMorgan: 3 lý do nên mua chứng khoán châu Á (21/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc vẫn còn một năm 2019 đầy gian truân ở trước mắt? (21/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà giảm ở châu Á (21/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á đi xuống theo Phố Wall (21/12/2018)

>   Giảm thêm 470 điểm, Dow Jones "bốc hơi" 1,700 điểm trong 5 ngày (21/12/2018)

>   Quỹ ngàn tỷ USD của Goldman Sachs đặt cược vào chứng khoán trong năm 2019 (20/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc suy giảm, Nikkei 225 lao dốc gần 3% (20/12/2018)

>   Khối ngoại rút 48 tỷ USD, “con gấu” xâm chiếm lấy chứng khoán Nhật Bản (20/12/2018)

>   Vì sao trader “ghét cay ghét đắng” thông điệp từ Fed? (20/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật