Thứ Năm, 20/12/2018 15:42

Khối ngoại rút 48 tỷ USD, “con gấu” xâm chiếm lấy chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán Nhật Bản rơi vào thị trường con gấu do làn sóng rút vốn mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài trong 3 thập kỷ qua. UBS Wealth Management cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

Các trader nên chuẩn bị tinh thần cho một “mùa đông lạnh giá”, Toru Ibayashi, Trưởng bộ phận cổ phiếu Nhật Bản tại UBS Wealth Management, nhận định sau khi chỉ số Topix giảm 2.5% trong ngày thứ Năm (20/12). So với mức đỉnh tháng 1/2018, chỉ số Topix đã giảm 21%. Tính tới thời điểm này trong năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã rút tổng cộng 48 tỷ USD ra khỏi thị trường chứng khoán Nhật Bản, mức cao nhất kể từ năm 1987 – năm xảy ra cú đổ đèo nổi tiếng mang tên “Ngày thứ Hai Đen tối” trên Phố Wall.

Chỉ tính riêng trong tháng này, chỉ số Topix đã rớt 9%, sắp ghi nhận tháng 12 tồi tệ nhất kể từ năm 1959, trong lúc thị trường cổ phiếu Nhật Bản bị mắc kẹt trong làn sóng bán tháo trên thị trường toàn cầu xuất phát từ nỗi lo về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Sau đà giảm mạnh trên, mức định giá của chỉ số Topix rơi xuống thấp nhất kể từ năm 2012. Dù vậy, ông Ibayashi cho rằng còn quá sớm để trở lại thị trường.

“Cổ phiếu Nhật Bản sẽ tiếp tục chịu áp lực bán tháp của nhà đầu tư nước ngoài cho tới tháng 3/2018”, Ibayashi cho biết trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. Ông cho rằng cần phải biết được kết quả đàm phán thương mại Mỹ-Trung thì mới quyết định xu hướng của thị trường cổ phiếu Nhật Bản. “Thị trường đang ở gần đáy nhưng chúng tôi nhận thấy thị trường vẫn còn có thể giảm nữa. Hãy kiên nhẫn chờ đợi tới tháng 3/2018”.

Những yếu tố bên ngoài

Thị trường chứng khoán Nhật Bản vốn thường bị ảnh hưởng bởi các sự kiện nước ngoài thì nay lại rơi vào tình cảnh đó một lần nữa. Nhà đầu tư cho biết, đà giảm hôm nay là do những yếu tố như bất ổn thương mại chứ không phải do lợi nhuận doanh nghiệp trong nước, do đó thị trường khó mà hồi phục cho đến khi bất ổn thương mại được giải quyết.

“Không có lý do xuất phát từ thị trường Nhật Bản”, Naoki Murakami, Chiến lược gia thị trường tại AllianceBernstein Japan ở Tokyo, cho hay. “Điều này không phải là vì nhà đầu tư nước ngoài đang biểu lộ sự thất vọng về Nhật Bản”.

Murakami cho rằng một trong những yếu tố có thể hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu Mỹ là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lập trường về lộ trình nâng lãi suất. Một Fed mang quan điểm “bồ câu” có thể thúc đẩy thị trường cổ phiếu Mỹ và từ đó thổi bùng lên nhu cầu đầu tư vào chứng khoán Nhật Bản của nhà đầu tư nước ngoài. Nader Naeimi của AMP Capital Investors cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông cần phải thấy niềm tin ở những thị trường khác khôi phục trở lại trước khi nhảy vào thị trường Nhật Bản một lần nữa.

“Không thể dựa quá nhiều vào các yếu tố cơ bản nội địa khi làn sóng bán tháo trên toàn cầu ngày càng mạnh”, Naeimi cho biết qua email. “Tôi cho là nhu cầu đầu tư sẽ không mạnh cho tới khi nỗi lo về thị trường con gấu toàn cầu và khả năng Mỹ suy thoái tan biến và nhường chỗ cho tâm lý lạc quan về tăng trưởng toàn cầu”.

Sự đảo chiều của khối ngoại

Thành quả và làn sóng rút vốn của khối ngoại trong năm nay hoàn toàn trái ngược với năm 2013, thời điểm nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường chứng khoán Nhật Bản khi nhà đầu tư lạc quan về kế hoạch kích thích kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Ryota Sakagami của JPMorgan Securities ước tính, nhà đầu tư nước ngoài đã bán 12 ngàn tỷ JPY (tương ứng 107 tỷ USD) cổ phiếu và hợp đồng tương lai trong năm nay.

“Nhà đầu tư nước ngoài đã chốt vị thế mà họ đã gầy dựng trong suốt những ngày tháng thị trường phấn khỏi về Abenomics (kế hoạch thúc đẩy kinh tế của Shinzo Abe)”, Hiroshi Matsumoto, Trưởng bộ phận đầu tư Nhật Bản tại Pictet Asset Management Ltd, nhận định.

Nhật Bản đã bước vào thị trường con gấu mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mua cổ phiếu ở mức kỷ lục. BoJ đã mua vào 6.2 ngàn tỷ JPY dưới dạng chứng chỉ quỹ ETF – vốn bám sát theo các cổ phiếu Nhật Bản – trong năm nay (tính tới ngày 19/12), vượt qua cả mục tiêu hàng năm là 6 ngàn tỷ JPY.

Hệ số P/E của chỉ số Topix là 12 lần (tính trên lợi nhuận dự phóng), mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012. Thị trường hiện quá rẻ và sẽ có một số người nhảy vào thị trường, theo nhận định của Matsumoto. Thế nhưng, đối vối nhà đầu tư nước ngoài để trở lại rót ròng như hồi năm 2013, họ cần phải có một lý do thuyết phục hơn, ông nhận định.

“Khối ngoại sẽ trở lại khi họ có thể mường tượng ra một câu chuyện tăng trưởng mới dành cho Nhật Bản”, ông Matsumoto chia sẻ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Vì sao trader “ghét cay ghét đắng” thông điệp từ Fed? (20/12/2018)

>   Nikkei 225 “bốc hơi” gần 600 điểm, chứng khoán châu Á đi xuống (20/12/2018)

>   Giữa lúc thị trường toàn cầu biến động dữ dội, Nhật Bản có thể là nơi đáng để đầu tư trong năm 2019 (20/12/2018)

>   Sắc đỏ tràn về chứng khoán châu Á sau khi Fed nâng lãi suất (20/12/2018)

>   Fed đã nói gì mà thị trường chứng khoán hoảng loạn đến thế? (20/12/2018)

>   Dow Jones nhanh chóng xoay chiều sau tuyên bố của Fed, giảm 350 điểm xuống đáy mới trong năm (20/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều, chờ tin từ Fed (19/12/2018)

>   “Con gấu” xâm chiếm nhiều TTCK trên toàn cầu, chứng khoán Mỹ liệu tiếp bước theo sau? (19/12/2018)

>   Xóa sạch phần lớn đà tăng trong phiên, S&P 500 về sát đáy năm 2018 (19/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ sau phiên “đẫm máu” trên Phố Wall (18/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật