Thứ Năm, 20/12/2018 11:13

Giữa lúc thị trường toàn cầu biến động dữ dội, Nhật Bản có thể là nơi đáng để đầu tư trong năm 2019

Nhật Bản có ít vấn đề kinh tế vi mô và vĩ mô hơn so với Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, do đó có thể được xem là một trong những nơi đáng đầu tư nhất trong năm 2019. Đây là nhận định của Viktor Shvets, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa và thị trường toàn cầu tại Macquarie.

Giữa lúc thị trường toàn cầu biến động dữ dội và nền kinh tế toàn cầu có khả năng giảm tốc, Nhật Bản có thể là quốc gia đang trên con đường bền vững hơn so với các quốc gia khác, ông Shvets nói với CNBC trong ngày thứ Ba (18/12).

So với mức biến động trên khắp thế giới, “Nhật Bản chỉ là bình yên hơn”, Shvets cho hay.

Ở Mỹ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump và Quốc hội đang bị chia rẽ sâu sắc, còn châu Âu đang chuẩn bị cho các cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu và việc thay thế Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào năm tới, ông nhận định. Ở một phương trời khác, Trung Quốc cũng đang đối mặt với thách thức về thương mại và những vấn đề trong nước.

“Không phải là Nhật bản không có vấn đề gì. Chỉ là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) biết chính xác họ đang làm gì. Chính quyền Nhật Bản đã và đang quản lý nền kinh tế khá tốt trong 3 thập kỷ qua”, Shvets cho hay.

Những yếu tố tích cực khác trong nền kinh tế Nhật Bản bao gồm cả lĩnh vực tư nhân đang rất khỏe mạnh, ông Shvets nói thêm. “Vì vậy, tôi thực sự nghĩ Nhật Bản rồi sẽ là nơi mang lại thành quả tốt nhất”.

Căng thẳng thương mại

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng toàn cầu có thể suy giảm trong năm 2019 vì căng thẳng thương mại và sự thắt chặt các điều kiện tài chính.

Cuối tháng 11/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc mạnh hơn dự báo của 1 tháng trước đó.

Tháng trước, IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và dữ liệu gần đây cho thấy, triển vọng có thể còn tệ hơn thế nữa, IMF cho biết trong một báo cáo công bố vào ngày 28/11.

Các điều kiện tài chính đã thắt chặt, nhất là ở các thị trường mới nổi, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang, IMF nhận định. Sau khi báo cáo Cập nhật Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF được công bố vào ngày 09/10, chứng khoán toàn cầu lao dốc vì nỗi lo ngại lãi suất ngày càng tăng và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kìm hãm tăng trưởng.

Mỹ và Trung Quốc – hai siêu cường kinh tế lớn nhất trên thế giới – đã bị vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang trong phần lớn thời gian của năm 2018.

Mỹ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và thậm chí, họ còn đe dọa áp thuế quan lên thêm 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp thêm thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhắm chủ yếu vào các ngành công nghiệp quan trọng về mặt chính trị như nông nghiệp.

Mặc dù cả hai bên đã đồng ý đình chiến thương mại trong 90 ngày, nhưng phần lớn chuyên gia đều hoài nghi về khả năng Mỹ và Trung Quốc đưa ra các bước đi cụ thể để xóa bỏ hoàn toàn căng thẳng giữa hai bên trong một khoảng thời gian ngắn như thế này.

Bên cạnh việc giảm bớt thâm hụt thương mại với Bắc Kinh, Washingotn còn ưu tiên các vấn đề về sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ.

Shvets chỉ ra, việc các quốc gia đánh cắp công nghệ từ nước khác chẳng có gì mới lạ và đây là điều đã diễn ra từ ngay thế kỷ 19.

“Bất kỳ nền kinh tế nào mới nổi và đang tăng trưởng thường đánh cắp công nghệ từ các nền kinh tế khác – điều này chẳng có gì mới. Các nước từ Mỹ, Đức cho tới Nhật Bản và Hàn Quốc đều có làm đó thôi”.

Điều quan trọng là Trung Quốc sẽ muốn tiếp tục tham gia vào thị trường thế giới, Shvets cho biết. “Những gì họ muốn làm là leo lên bậc thang trong chuỗi giá trị nhanh hết mức có thể. Những gì mà thế giới không thể mang lại cho họ là việc tiếp tục môi trường hiện tại”, ông nói thêm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Sắc đỏ tràn về chứng khoán châu Á sau khi Fed nâng lãi suất (20/12/2018)

>   Fed đã nói gì mà thị trường chứng khoán hoảng loạn đến thế? (20/12/2018)

>   Dow Jones nhanh chóng xoay chiều sau tuyên bố của Fed, giảm 350 điểm xuống đáy mới trong năm (20/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều, chờ tin từ Fed (19/12/2018)

>   “Con gấu” xâm chiếm nhiều TTCK trên toàn cầu, chứng khoán Mỹ liệu tiếp bước theo sau? (19/12/2018)

>   Xóa sạch phần lớn đà tăng trong phiên, S&P 500 về sát đáy năm 2018 (19/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ sau phiên “đẫm máu” trên Phố Wall (18/12/2018)

>   Nikkei 225 giảm gần 400 điểm sau bài phát biểu của ông Tập (18/12/2018)

>   Phe “bò” mất hết hy vọng sau làn sóng bán tháo (18/12/2018)

>   Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Á, hồi hộp chờ đợi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình (18/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật