Thứ Ba, 25/12/2018 11:04

Bán tháo dữ dội, chứng khoán Nhật Bản sắp có tháng 12 tồi tệ nhất trong gần 60 năm

Chỉ số Nikkei 225 rớt mốc 20,000 điểm và bước vào phạm vi thị trường con gấu. Cũng vì thế, thị trường cổ phiếu Nhật Bản chuẩn bị trải qua tháng 12 tồi tệ nhất trong lịch sử.

Tính tới lúc 10h giờ Việt Nam, chỉ số Nikkei 225 đã “bay hơi” 1,018.74 điểm (tương ứng 5.05%) xuống 19,147 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này rớt ngưỡng 20,000 điểm kể từ tháng 9/2017. Chỉ số này đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh 02/10/2018, bước vào thị trường con gấu chỉ vài ngày sau khi chỉ số Topix rơi vào vùng này. Thị trường chứng khoán Nhật Bản tạm ngưng giao dịch trong ngày thứ Hai (24/12) nhân dịp lễ.

Trên Phố Wall, chỉ số S&P 500 lao dốc gần 3% xuống đáy 20 tháng sau khi xuất hiện thông tin Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, điện đàm với nhà lãnh đạo của 6 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ để bàn luận về thanh khoản thị trường và nguồn tin Bloomberg cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump tính chuyện sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome Powell.

“Bong bóng mang tên Trump – vốn đã mang lại đà tăng vọt cho chứng khoán Mỹ và đồng USD – đang vụn vỡ”, Mitsushige Akino, Giám đốc tại Ichiyoshi Asset Management Co. ở Tokyo, cho hay. “Chứng khoán giảm càng nhiều thì tâm lý nhà đầu tư càng tệ đi, vì vậy, ngày càng nhiều người cần bán chứng khoán tạm thời, như bán cắt lỗ”.

Chứng khoán Nhật Bản bị mắc kẹt trong làn sóng bán tháo trên toàn cầu xuất phát từ nỗi lo về mọi thứ, từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho tới động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Tâm lý ngày một tồi tệ hơn trong tháng 12/2018, khi nhà đầu tư nước ngoài bán tống bán tháo hàng tỷ USD cổ phiếu nước này. Về phần ông Justin Tang, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại United First Partners ở Singapore, 20,000 là một ngưỡng hỗ trợ quan trọng, nếu bị phá vỡ thì sẽ xác nhận xu hướng giảm.

“Đây sẽ là pháo đài cuối cùng chống đỡ cho niềm tin của nhà đầu tư Nhật Bản”, Tang cho hay.

Hệ số P/E của Nikkei 225 hiện ở mức 12.9 lần (dựa trên lợi nhuận dự phóng 12 tháng), mức thấp nhất kể từ tháng 11/2012. Jaiganesh Balasubramaniam, Chuyên viên phân tích kỹ thuật tại Cashthechaos.com, cho rằng ông kỳ vọng chỉ số sẽ phục hồi.

"Chỉ là tâm lý thôi”

Ngưỡng 20,000 điểm không quá quan trọng, ông Balasubramaniam cho biết. “Đây chỉ là vấn đề tâm lý. Con số tròn trĩnh. Chỉ số Nikkei sẽ tích tắc rớt xuống dưới 20,000 điểm xuống quanh 19,800 điểm và sau đó sẽ phục hồi trở lại”.

Chỉ số Topix đã giảm 15% trong tháng này, sắp ghi nhận tháng 12 tồi tệ nhất kể từ năm 1949. Chỉ số giảm ngày càng mạnh vì đà tăng của đồng Yên Nhật – vốn thường đóng vai trò là kênh trú ẩn an toàn mỗi khi thị trường bị bán tháo. Đồng Yên Nhật đã tăng trong 8 ngày liên tiếp so với đồng USD và hiện leo dốc 3% trong tháng này.

“Đó là thị trường phản ứng vì đồng Yên nhiều hơn”, Kerry Craig, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management có trụ sở ở Melbourne, đề cập tới đà giảm của chỉ số Nikkei 225 gần đây. Craig cho biết ông cảm thấy tích cực về chứng khoán Nhật Bản trong dài hạn, vì dự báo lợi nhuận tích cực và cuộc cải tổ quan trị doanh nghiệp tại nước này. Thế nhưng, trong ngắn hạn, ông cho là thị trường Nhật Bản khó mà thoát khỏi làn sóng bán tháo toàn cầu.

Nhật Bản có độ tương quan cao với thị trường thế giới, vì vậy nó sẽ phản ứng với câu chuyện tăng trưởng toàn cầu, Craig cho hay. “Nhật Bản nằm ngay cạnh Trung Quốc, vì thế nó cũng sẽ bị tác động bởi thị trường Trung Quốc”.

“Tâm lý tiêu cực đã thay thế phần logic, và điều này thường xảy ra trong suốt giai đoạn bán đổ bán tháo. Một phần ba của đà bán tháo này xuất phát từ tâm lý hoảng loạn, một phần ba khác xuất phát từ hành động cắt lỗ và phần còn lại là do những nhà đầu cơ cố gắng chốt lời”, Takashi Hiroki, Chiến lược gia trưởng tại Monex Securities ở Tokyo, cho hay. “Làn sóng bán tháo hiện tại chủ yếu là do diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ hơn là các yếu tố tiêu cực của riêng thị trường Nhật Bản”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á rực lửa đón Giáng Sinh, Nikkei “bay” hơn 900 điểm (25/12/2018)

>   Dow Jones lại “bốc hơi” hơn 600 điểm, rớt mốc 22,000 điểm (25/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều trước lễ Giáng Sinh (24/12/2018)

>   Dow Jones rớt tiếp hơn 400 điểm, khép lại tuần tồi tệ nhất trong 10 năm (22/12/2018)

>   Bóng ma khủng hoảng 1987 và 2008 ám ảnh thị trường chứng khoán Mỹ (21/12/2018)

>   Hang Seng và Kospi lội ngược dòng thành công (21/12/2018)

>   JPMorgan: 3 lý do nên mua chứng khoán châu Á (21/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc vẫn còn một năm 2019 đầy gian truân ở trước mắt? (21/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà giảm ở châu Á (21/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á đi xuống theo Phố Wall (21/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật