Thứ Tư, 07/11/2018 10:47

Triển vọng ngành khí thiên nhiên: Kỳ 2

Với sự hồi phục của giá dầu và nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên ngày càng gia tăng, triển vọng của ngành khí thiên nhiên Việt Nam được đánh giá rất khả quan trong bối cảnh tiềm năng trong khu vực vẫn chưa được khai thác hợp lý.

* Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam kỳ 1

Nguồn cung khí thiên nhiên ở Việt Nam

Xét về cung cầu khí thiên nhiên, nhìn chung sản lượng khí thiên nhiên trong nước vẫn bị thiếu hụt lớn.

Hiện nay, nhà cung cấp khí thấp áp duy nhất ở thị trường Việt Nam là PVGas D (PGD). Đây là một sản phẩm mới ở Việt Nam, nên cơ sở hạ tầng đường ống phục vụ các hộ tiêu thụ ở xa nguồn khí đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, sẽ tạo tiềm năng phát triển cho sản phẩm khí thấp áp trong tương lai.

Trong nước, nhà sản xuất LPG từ khí thiên nhiên duy nhất là PVGas, PVGas sẽ phân phối LPG thông qua hệ thống bán buôn đến các doanh nghiệp có hệ thống phân phối LPG. Bên cạnh đó, LPG còn được sản xuất từ dầu mỏ ở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Trong lĩnh lực phân phối khí khô, PV Gas là nhà doanh nghiệp duy nhất thực hiện thu gom khí từ các chủ mỏ, sau đó xử lý và phân phối khí khô đến các khách hàng sản xuất điện, đạm và các khách hàng công nghiệp sử dụng khí thấp áp.

Nhìn chung, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành khí ở phân khúc trung nguồn tương đối thấp và bị chi phối bởi PVGas. Đối với phân khúc hạ nguồn, tính cạnh tranh có cao hơn phân khúc trung nguồn nhưng thị phần lớn vẫn thuộc về các công ty con của PVGas như PGSPVG. Do đó, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành hiện tương đối thấp. Nhìn chung, ngành dầu khí nói chung và ngành công nghiệp khí nói riêng là ngành đặc thù về an ninh quốc gia. Do đó, phân khúc thu gom và phân phối khí ở thượng nguồn và trung nguồn chỉ PVGas được phép thực hiện nên vấn đề chính sách là một rào cản lớn đầu tiên đối với các doanh nghiệp mới gia nhập. Mặc dù, sau khi Nghị định 19/2016 của Chính phủ được ban hành đã tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG tham gia thị trường, giúp nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh và thanh lọc doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng kém. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ là rào cản cho công ty mới gia nhập về những điều kiện yêu cầu về quy mô và chất lượng.

Nói chung, rủi ro gia nhập ngành ở phân khúc trung nguồn khá thấp do quy định và yêu cầu về vốn, do đó hoạt động trung nguồn trong nước chủ yếu do PVGas thực hiện hoặc liên doanh với các tập đoàn dầu khí quốc tế. Ngược lại, đối với phân khúc hạ nguồn mức độ rào cản gia nhập thấp hơn nhưng vẫn có sự thanh lọc về quy mô và chất lượng an toàn sản phẩm.

Triển vọng các loại khí trong ngành

CNG - Khí khô có thể nén

CNG được tạo ra bằng cách nén khí thiên nhiên đến dưới 1% khối lượng khí thiên nhiên ở điều kiện áp suất tiêu chuẩn. Với việc bất động sản khu công nghiệp đang được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng tích cực đầu tư ở Việt Nam, thì nhu cầu tiêu thụ khí cho mảng hoạt động này sẽ tiếp tục gia tăng do sử dụng khí CNG có thể tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó việc các khu bất động sản trung và cao cấp mọc lên liên tiếp cũng đẩy nhanh nhu cầu tiêu thụ khí CNG, khi việc lắp đặt các đường ống dẫn khí tại các khu chung cư này đang được tiến hành gấp rút.

LPG - Khí dầu mỏ hóa lỏng (Khí gas)

LPG được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng vì các chất khí này có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ bình thường bằng cách gia tăng áp suất vừa phải, hoặc ở áp suất bình thường bằng cách sử dụng kỹ thuật làm lạnh để làm giảm nhiệt độ

Khoảng 63,9% khí LPG được sản xuất từ khí thiên nhiên và 36,1% được sản xuất từ quá trình hóa dầu. Đối với hoạt động kinh doanh LPG, đặc thù khí gas là sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt do đó việc khách hàng trả giá cũng khá thấp. Tuy nhiên, khách hàng có thể chuyển sang dùng than thay thế khí gas trong đun nấu hoặc bếp điện nhưng chỉ mang tính tạm thời, do việc bất tiện và ô nhiễm của than hay chi phí cao của việc dùng nhiệt điện. Do đó, khách hàng vẫn có vị thế về lựa chọn sản phẩm thay thế để cho khí gas nhưng khả năng trả giá về giá bán khá thấp và việc chuyển đổi chỉ mang tính tạm thời, khó có thể thay thế trong thời gian dài.

LNG – Khí thiên nhiên hóa lỏng

Là khí thiên nhiên được hóa lỏng khi làm lạnh sâu đến âm 162 độ C sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là methane. Việc sử dụng khí LNG mới được đưa vào sử dụng gần đây tại một số doanh nghiệp. Tuy vậy, LNG đang được chính phủ hết sức quan tâm khi chính phủ đã nghị quyết năm 2017 về hoàn thiện cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý khí cùng với từng bước xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống kho chứa, nhập khẩu và phân phối LNG. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam cần nhập khẩu một lượng lớn LNG để cung cấp bổ sung cho phần sản lượng khí thiên nhiên khai thác đang giảm từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Do đó, xây dựng cảng nhập LNG Thị Vải và Sơn Mỹ (Bình Thuận) từ năm 2018 là dự án quan trọng cho bước đầu nhập khẩu LNG đầu tiên ở Việt Nam.

Thách thức phải đối mặt

Có thể nhận thấy với việc tiềm năng tăng trưởng của ngành khí ở Việt Nam đang rất rộng mở khi nguồn cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp kinh doanh ngành khí phải đối mặt như:

- Sự can thiệp giữa các nước trên vùng Biển Đông còn nhiều phức tạp

- Cạnh tranh giữa các sản phẩm mới như khí LPG trung tâm, nhiệt điện khí với sản phẩm được sản xuất từ công nghệ cũ với chất lượng kém nhưng giá thành thấp hơn.

- Sản lượng khai thác mỏ dầu và khí ngoài khơi đang bắt đầu suy giảm, các mỏ mới chưa thể sớm đưa vào khai thác để bổ sung. Khi chi phí xây mới và lắp đặt dàn khoan vẫn rất tốn kém.

Hoàng Nguyên

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu giảm 4 tuần không ngừng nghỉ (03/11/2018)

>   Dầu WTI sụt 2.5% xuống thấp nhất từ tháng 4/2018 (02/11/2018)

>   Dầu chứng kiến tháng giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm (01/11/2018)

>   Dầu WTI sụt gần 10% trong tháng 10 (31/10/2018)

>   IEA: Giá dầu cao gây tổn thương tới người tiêu dùng, làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu (30/10/2018)

>   Dầu giảm nhẹ trước lo ngại về nhu cầu năng lượng (30/10/2018)

>   Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam (30/10/2018)

>   Dầu sụt hơn 2% tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (27/10/2018)

>   Trung Quốc yêu cầu hai công ty dầu quốc doanh ngừng mua dầu từ Iran (26/10/2018)

>   Dầu WTI tăng liền 2 phiên khi chứng khoán phục hồi (26/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật