Thứ Ba, 30/10/2018 15:08

IEA: Giá dầu cao gây tổn thương tới người tiêu dùng, làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu

Trong ngày thứ Ba (30/10), Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, giá dầu cao đang gây tổn thương cho người tiêu dùng và có thể cũng gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với nhà sản xuất.

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, như Ấn Độ và Indonesia, đã bị giáng một đòn nặng nề trong năm nay khi giá dầu thô liên tục leo thang. Mặc dù đã giảm mạnh trong tháng này, nhưng giá dầu thô vẫn còn tăng 15% so với đầu năm 2018.

Chi phí nhập khẩu nhiên liệu đã được nâng lên thêm vì các đồng tiền ở thị trường mới nổi tụt dốc so với đồng USD, qua đó làm suy giảm tăng trưởng và thậm chí còn dẫn tới các cuộc biểu tình và các biện pháp kiểm soát giá nhiên liệu ở Ấn Độ.

“Thâm hụt tài khoản vãng lai của nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi giá dầu cao”, Fatih Birol, Tổng Giám đốc IEA, cho biết tại hội nghị năng lượng ở Singapore, cho hay.

“Có hai áp lực giảm lên tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Một là giá dầu cao và ở nhiều quốc gia, chúng đang trực tiếp làm ảnh hưởng tới giá tiêu dùng. Hai là đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy giảm”.

Tác động của giá dầu cao sẽ tích lũy ở Đông Nam Á khi nhu cầu ngày càng tăng nhanh, nhưng sản lượng thì ngày càng giảm. Kết quả là khu vực này trở thành khu vực nhập khẩu ròng dầu, khí gas và than đá, Birol cho biết.

Bất chấp khả năng giảm tốc, Birol cho biết, triển vọng tiêu thụ năng lượng nhìn chung vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Mặc dù sự trỗi dậy của các phương tiện chạy bằng điện được cho là sẽ làm nhu cầu của các sản phẩm như dầu diesel và xăng đạt đỉnh trong vài năm tới, nhưng sự bùng nổ tiêu thụ của các sản phẩm như nhựa cũng như tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu từ hàng không đã châm ngòi cho khoản đầu tư lớn vào các sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm chất lượng cao như nhiên liệu máy bay.

Nhu cầu LNG bùng nổ

Ông Birol cho biết, nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ bùng nổ.

Vị Tổng Giám đốc IEA cho biết, hoạt động giao thương LNG toàn cầu có thể vượt 500 tỷ m3/ngày vào năm 2023, tăng trưởng thêm 1/3 trong 5 năm tới.

Birol cho biết, chỉ ba quốc gia là Qatar, Australia và Mỹ sẽ cung cấp 60% LNG toàn cầu vào năm 2023.

Nhu cầu LNG chủ yếu bị chi phối bởi đà tăng trưởng ở Trung Quốc – nơi chiến dịch chống ô nhiễm đang tạo ra sự chuyển dịch từ sử dụng than đá sang khí thiên nhiên.

Thế nhưng, nhu cầu LNG cũng được cho là tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á – nơi mà ông Birol cho là lĩnh vực năng lượng cần đầu tư 50 tỷ USD vào năm 2040 để bắt kịp với lượng tiêu thụ, hơn gấp 2 lần mức hiện nay.

Bất chấp tiềm năng tăng trưởng như thế này, lĩnh vực LNG đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo (renewables) và công nghệ dự trữ - vốn sạch hơn nhiên liệu hóa thạch và trở nên rẻ hơn nhiều.

Ở nhiều quốc gia, Birol cho biết, năng lượng mặt trời sắp trở thành nguồn điện rẻ nhất.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu giảm nhẹ trước lo ngại về nhu cầu năng lượng (30/10/2018)

>   Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam (30/10/2018)

>   Dầu sụt hơn 2% tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (27/10/2018)

>   Trung Quốc yêu cầu hai công ty dầu quốc doanh ngừng mua dầu từ Iran (26/10/2018)

>   Dầu WTI tăng liền 2 phiên khi chứng khoán phục hồi (26/10/2018)

>   Dầu WTI khởi sắc khi dự trữ xăng tại Mỹ giảm mạnh (25/10/2018)

>   Dầu WTI sụt hơn 4% xuống thấp nhất trong 2 tháng (24/10/2018)

>   Dầu tăng nhẹ vì căng thẳng Mỹ và Ả-rập Xê-út (23/10/2018)

>   Giá xăng giảm từ 15 giờ chiều 22/10 (22/10/2018)

>   Giá xăng có thể giảm mạnh vào thứ Hai (21/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật