Thứ Ba, 30/10/2018 06:06

Dầu giảm nhẹ trước lo ngại về nhu cầu năng lượng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (29/10), chịu sức ép khi đà lao dốc trên thị trường chứng khoán Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về khả năng nhu cầu năng lượng suy yếu, ngay cả khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran dự kiến sẽ làm thắt chặt nguồn cung toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

Nhà đầu tư đang cân nhắc liệu Ả-rập Xê-út cùng với các đồng minh sản xuất dầu có thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu dự kiến từ Iran hay không khi các lệnh trừng phạt này bắt đầu có hiệu lực vào tuần tới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex lùi 55 xu (tương đương 0.8%) xuống 67.04 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 trên sàn Luân Đôn mất 28 xu (tương đương 0.4%) còn 77.34 USD/thùng.

Tuần trước giá dầu đã ghi nhận tuần sụt giảm thứ 3 khi đà lao dốc trên thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên triển vọng nhu cầu năng lượng. Các chỉ số chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ vào ngày thứ Hai khi các hợp đồng dầu thô tương lai khép phiên, và chỉ số Shanghai Composite sụt hơn 2% khi quan hệ thương mại Mỹ - Trung khiến nhà đầu tư quan ngại.

Craig Erlam, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Dữ liệu gần đây cho thấy lợi nhuận của các tập đoàn công nghiệp tại Trung Quốc giảm tháng thứ 5. Tác động của hàng rào thuế quan dần dần hiển thị trong dữ liệu và điều này có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của người dân đối với đất nước, đồng thời gây sức ép lên kỳ vọng nhu cầu”.

Trong khi đó, trong vài tuần gần đây, sự gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giữa cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh cùng với Mỹ đã tạo sức ép lên thị trường từ phía nguồn cung; trong khi biến động mạnh từ thị trường chứng khoán và lo ngại về mức độ tiêu thụ của Trung Quốc lại ảnh hưởng tiêu cực đến phía cầu.

Bên cạnh đó, trong một thông cáo báo chí hồi tuần trước, Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC) của OPEC đã bày tỏ lo ngại về đà tăng của dự trữ dầu thô trong vài tuần gần đây và lưu ý sự bất ổn kinh tế vĩ mô có thể đòi hỏi thay đổi phương hướng.

Reuters đưa tin Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, nói trên kênh truyền hình quốc gia al-Ekhbariya rằng: “Chúng ta đã bước vào giai đoạn đáng lo ngại về sự gia tăng này, bổ sung rằng sự can thiệp có thể được đưa ra để trở lại ổn định”.

Sự gia tăng của dự trữ dầu thô tại Mỹ cũng khó bỏ qua, với dự trữ dầu thô vọt lên 28.7 triệu thùng trong 5 tuần qua, trong đó bao gồm 3.5 triệu thùng từ Kho Dự trữ dầu Chiến lược (SPR).

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 11 nhích 1 xu lên 1.825 USD/gallon. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 11 lùi 0.8% xuống 2.284 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 11 gần như đi ngang tại mức 3.185 USD/MMBtu. Hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Hai. Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 12 mất 0.8% còn 3.198 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam (30/10/2018)

>   Dầu sụt hơn 2% tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (27/10/2018)

>   Trung Quốc yêu cầu hai công ty dầu quốc doanh ngừng mua dầu từ Iran (26/10/2018)

>   Dầu WTI tăng liền 2 phiên khi chứng khoán phục hồi (26/10/2018)

>   Dầu WTI khởi sắc khi dự trữ xăng tại Mỹ giảm mạnh (25/10/2018)

>   Dầu WTI sụt hơn 4% xuống thấp nhất trong 2 tháng (24/10/2018)

>   Dầu tăng nhẹ vì căng thẳng Mỹ và Ả-rập Xê-út (23/10/2018)

>   Giá xăng giảm từ 15 giờ chiều 22/10 (22/10/2018)

>   Giá xăng có thể giảm mạnh vào thứ Hai (21/10/2018)

>   Dầu WTI khởi sắc nhưng vẫn sụt hơn 3% tuần qua (20/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật