Thứ Sáu, 12/10/2018 06:44

S&P 500 rớt ngưỡng tâm lý quan trọng, thị trường con bò đã tới hồi kết?

Tâm lý lo ngại lại dâng cao trên Phố Wall trong ngày thứ Năm (11/10) sau khi thị trường chứng khoán Mỹ rớt ngưỡng kỹ thuật quan trọng đã hỗ trợ thị trường trong 3 năm vừa qua.

Chỉ số S&P 500 rớt ngưỡng trung bình động 200 ngày, một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất mà các nhà đầu tư sử dụng để phân tích xu hướng giá. Những đợt bán tháo trước đó trong năm 2018 – trong tháng 2, 3 và 4 – đều chạm đáy tại ngưỡng này và sau đó bật tăng.

Ngưỡng trung bình động 200 ngày – mức giá trung bình trong 200 ngày trước đó – thường được xem là phong vũ biểu cho câu hỏi: Liệu chứng khoán có đang trong xu hướng dài hạn khỏe mạnh?

“Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, tôi bắt đầu để ý khi thị trường rớt ngưỡng trung bình động 200 ngày”, Brad McMillan, Giám đốc đầu tư tại Commonwealth Financial Network, cho hay. “Việc xuyên thủng đường xu hướng dài hạn chắc chắn là một điều gì đó đáng chú ý. Nó không diễn ra thường xuyên và có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn nhiều rắc rối ở phía trước”.

Mặc dù hiếm khi S&P 500 rớt ngưỡng kỹ thuật này, nhưng mỗi lần như thế thì chỉ số này lại phục hồi nhanh ngay sau đó.

“Đây là một lý do để chú ý nhiều hơn nhưng không phải là hoảng loạn. Thị trường xuyên thủng đường xu hướng này một vài lần trước đó trong năm nay và năm 2016, nhưng sau đó lại hồi phục nhanh chóng”, McMillan nói thêm.

Quan điểm của ông McMillan cũng nhận được sự đồng tình từ Robert Sluymer – Chuyên viên phân tích ky thuật tại Fundstrat Global Advisors. Ông Robert lưu ý, S&P 500 vẫn còn trong phạm vi dài hạn, trong đó thị trường nhiều lần đạt kỷ lục mới trong 2 năm vừa qua.

“Xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2016 vẫn còn nguyên, nhưng chúng tôi đang kiểm định điều đó ngay bây giờ”, ông Robert Sluymer nhận định. Ý tôi là, hiện nay thị trường đang bước vào phạm vi hỗ trợ quanh 2,700 điểm”.

Ông Sluymer cũng cho biết, ông không hề kinh ngạc khi thị trường chung sẽ biến động và chạm tới đáy trong vài phiên tới, khi mùa báo cáo tài chính quý 3 bắt đầu.

Vì vậy, nếu thị trường hồi phục trở lại trên ngưỡng trung bình động 200 ngày trong vài ngày tới thì các trader sẽ đỡ lo ngại hơn.

Các chỉ số chứng khoán trên Phố Wall tiếp tục đà lao dốc trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Năm (11/10), khi nhà đầu tư lo ngại về đà tăng của lãi suất và cân nhắc khả năng cuộc chiến thương mại ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp một ngày trước khi mùa báo cáo lợi nhuận quý 3 bắt đầu, Reuters đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones sụt 545.91 điểm (tương đương 2.13%) xuống 25,052.83 điểm, chỉ số S&P 500 mất 57.31 điểm (tương đương 2.06%) còn 2,728.37 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 92.99 điểm (tương đương 1.25%) xuống 7,329.06 điểm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Sụt thêm hơn 500 điểm, Dow Jones “bốc hơi” gần 1,400 điểm trong 2 phiên (12/10/2018)

>   Dow Jones đảo chiều, rớt gần 300 điểm (11/10/2018)

>   Bán tháo lan rộng, chứng khoán châu Âu rơi xuống đáy 20 tháng (11/10/2018)

>   Chứng khoán châu Á khép lại phiên “đẫm máu” (11/10/2018)

>   Tại sao chứng khoán Mỹ tụt dốc bất chợt? (11/10/2018)

>   Vì sao chứng khoán Mỹ tụt dốc lại tác động mạnh tới thị trường toàn cầu? (11/10/2018)

>   Hơn 1,000 cổ phiếu Trung Quốc “nằm sàn”, Shanghai Composite rớt ngưỡng 2,600 điểm (11/10/2018)

>   Shanghai Composite đã rớt hơn 5% (11/10/2018)

>   Đợt bán tháo trên TTCK Mỹ lần này khác gì so với đợt cuối tháng 1/2018? (11/10/2018)

>   Nhịp đập các thị trường châu Á - Thái Bình Dương trước sóng điều chỉnh mạnh của Mỹ (11/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật