Thứ Năm, 04/10/2018 16:38

Kỷ nguyên tiền rẻ ở Ấn Độ đã chấm dứt

Cuộc khủng hoảng tại một công ty tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ là ví dụ gần nhất cho thấy việc chấm dứt kỷ nguyên tiền rẻ đang gây áp lực tới nền kinh tế Ấn Độ như thế nào.

Chi phí đi vay ngày càng tăng đang gia tăng áp lực lên các công ty cho vay như Infrastructure Leasing & Financial Services Ltd (IL&FS). Các vụ vỡ nợ gần đây của IL&FS đã làm chao đảo thị trường tài chính ở Ấn Độ và thậm chí còn làm nảy sinh lo sợ về tình trạng lan truyền rủi ro.

Có lẽ nỗi đau vẫn chưa dứt khi lãi suất toàn cầu gia tăng và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) triển khai quá trình thắt chặt chính sách, trong đó hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo RBI sẽ nâng lãi suất thêm 0.25% vào ngày thứ Sáu (05/10). Thị trường hoán đổi (swap) đang chiết khấu khả năng lãi suất sẽ được nâng thêm ít nhất 100 điểm cơ bản trong vòng 12 tháng tới.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng và căng thẳng thương mại toàn cầu cũng đang gây sức ép tới triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ. Tình cảnh đó càng làm công việc của NHTW thêm phần phức tạp, họ phải cố gắng kiểm soát lạm phát trong lúc đồng Rupee rơi xuống mức thấp kỷ lục và giá dầu thì ngày càng tăng.

Mặc dù lạm phát tổng thể (headline inflation) đã tăng chậm lại ở mức 3.7% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đà tăng hơn 10% của giá dầu thô kể từ đầu tháng 8/2018 đã làm gia tăng rủi ro RBI không đạt mục tiêu trung hạn. Tuy nhiên, lạm phát lõi - đã loại trừ giá nhiên liệu và giá thực phẩm - vẫn còn gần mức 6%.

“RBI đang phải đối mặt với những vấn đề rất mâu thuẫn và không chỉ là còn cân nhắc giữa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát”, Samiran Chakraborty, Trưởng Bộ phận Kinh tế Ấn Độ tại Citigroup, cho biết. Ông Chakraborty cho rằng, có xác suất 70% là RBI sẽ nâng lãi suất trong tuần này. Thế nhưng, nếu RBI lựa chọn chưa nâng lãi suất để hỗ trợ cho sự ổn định tài chính thì điều này lại dẫn tới khả năng phản ứng mạnh tức thì trên thị trường tiền tệ, ông cho hay.

Đồng Rupee đã rớt hơn 12% so với đồng USD, xuống mức thấp kỷ lục 73.4162 đổi 1 USD trong ngày thứ Tư (03/10). Đây cũng là đồng tiền có thành quả tệ nhất ở châu Á.

Từ tháng 6/2018 cho tới nay, RBI đã hai lần nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 2 năm và việc thắt chặt chính sách thêm sẽ gây áp lực về chi phí vay nợ cho các công ty. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của các công ty Ấn Độ có hạng AAA (định danh bằng đồng Rupee) đã tăng 127 điểm cơ bản trong năm nay.

Nỗi đau chưa dứt

Đối với những người đi vay vốn và nhà quản lý tiền tệ, càng có thêm nhiều đợt nâng lãi suất thì nỗi đau càng lớn.

“Lãi suất sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng 2-3 quý tới, qua đó gây thêm căng thẳng cho dòng tiền mặt của những doanh nghiệp vay nợ”, Prabal Banerjee, Giám đốc tài chính tại tập đoàn đa ngành Bajaj Group, cho hay.

Dấu hiệu của tình trạng trên là khá rõ ràng. Các vụ vỡ nợ của IL&FS đã làm gia tăng rủi ro các thị trường tiền tệ đóng băng và gây nguy hiểm tới các hoạt động kinh tế. Các vụ vỡ nợ của IL&FS đã gây áp lực lên chi phí đi vay và làm giảm số lượng đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Diều hâu hay trung lập?

Với việc RBI tập trung vào chống lạm phát, các chuyên gia kinh tế nhận thấy khả năng NHTW chuyển lập trường từ trung lập sang diều hâu.

RBI đã duy trì lập trường trung lập kể từ tháng 2/2017. Theo quan điểm trung lập, họ sẽ có được sự linh hoạt trong việc nâng hoặc giảm lãi suất, tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế là mạnh hay yếu.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Fed báo hiệu sẽ nâng lãi suất thêm nhiều đợt (04/10/2018)

>   Barcelona trở thành đội bóng đầu tiên vượt 1 tỷ USD doanh thu (03/10/2018)

>   New York Times tố ông Trump và gia đình “trốn thuế hàng trăm triệu USD” (03/10/2018)

>   Sự sụp đổ của công ty cho vay ngang hàng đang hủy hoại đời sống người dân Trung Quốc như thế nào? (03/10/2018)

>   Đồng Rupee rơi xuống mức thấp kỷ lục, NHTW Ấn Độ sẽ làm gì? (03/10/2018)

>   Chủ tịch Fed không quá lo lắng về lạm phát (03/10/2018)

>   18 nền kinh tế mới nổi đã làm gì để giúp 1 tỷ người thoát nghèo? (03/10/2018)

>   Nhà Trắng có thể tập trung toàn lực vào Trung Quốc (03/10/2018)

>   Nội các của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đệ đơn từ chức (02/10/2018)

>   “Hình ảnh nước Mỹ xấu đi dưới thời ông Trump” (02/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật