Thứ Năm, 18/10/2018 17:05

Hiện tượng margin call gây rung chuyển thị trường chứng khoán Trung Quốc

Thị trường cổ phiếu Trung Quốc nới dài đà giảm sâu nhất trên thế giới và đồng Nhân dân tệ chạm mức thấp nhất trong gần 2 năm, qua đó kiểm nghiệm khả năng trấn an thị trường của Chính phủ trong bối cảnh rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất châu Á ngày càng gia tăng.

Nỗi lo sợ bị bán giải chấp (margin call) trên diện rộng đã châm ngòi cho đà tụt dốc 3% của chỉ số Shanghai Composite xuống mức đáy gần 4 năm, và cứ hơn 13 cổ phiếu giảm giá mới có một cổ phiếu tăng giá. Các nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc khôi phục niềm tin vào các công ty nhỏ không thể nào vực dậy tâm lý nhà đầu tư. Đồng Nhân dân tệ giảm vượt mức đáy tháng 8/2018 sau khi Bộ Tài chính Mỹ chưa gắn nhãn “thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc – một động thái được một số người cho là đem lại cơ hội để Bắc Kinh làm suy yếu đồng nội tệ thêm.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải cố gắng cân bằng khi họ phải duy trì ổn định tài chính trong lúc tăng trưởng kinh tế suy giảm, căng thẳng thương mại với Mỹ ngày càng leo thang và lãi suất Mỹ ngày càng tăng. Với 603 tỷ USD cổ phiếu bị thế chấp cho các khoản vay (tương ứng 11% vốn hóa thị trường Trung Quốc), nhà đầu tư lo ngại hiện tượng margin call sẽ đẩy thị trường Trung Quốc vào vòng xoáy suy giảm liên tục.

“Đây là lúc Chính phủ can thiệp vào”, Dong Baozhen, Chuyên gia quản lý quỹ tại Beijing Tonglingshengtai Asset Management, cho hay. “Các quỹ quốc gia không thể chỉ đứng bên ngoài và nhìn không khí cực kỳ bi quan như thế này”.

Mặc dù nhóm National Team (nhóm có sự hậu thuẫn của Chính phủ Trung Quốc) đã can thiệp và hỗ trợ thị trường trog quá khứ, nhưng những nỗ lực gần đây đều xuất phát từ chính quyền địa phương. Các quan chức ở Thâm Quyến và Thuận Đức cũng như quận Haidian của Bắc Kinh đều thực hiện các động thái hỗ trợ cho các công ty niêm yết trong khu vực của họ. Ít nhất 36 công ty chứng kiến cổ phiếu của họ bị các công ty chứng khoán bán giải chấp kể từ tháng 6/2018, dựa trên hồ sơ pháp lý của các công ty.

Shanghai Composite khép phiên ở mức 2,486 điểm, thấp nhất kể từ tháng 11/2014. Chỉ số này đã lao dốc 30% so với mức đỉnh tháng 1/2018.

Biên bản họp tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và thông tin Mỹ dự định rút khỏi một hiệp ước bưu chính thuận lợi cho các công ty Trung Quốc đã làm gia tăng tâm lý bi quan, và cũng khiến đồng Nhân dân tệ suy giảm. Đồng tiền này dao động trong phạm vi hẹp trong những ngày gần kề với thời điểm Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo bán niên về thị trường ngoại hối.

“Chỉ có một phần nhỏ trong thị trường cho là Trung Quốc muốn kìm hãm đà suy giảm của đồng Nhân dân tệ để tránh bị gọi là quốc gia thao túng tiền tệ”, Frances Cheung, Trưởng Bộ phận Chiến lược vĩ mô châu Á tại Westpac Banking Corp. ở Singapore, cho hay. “Với báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, chúng tôi nghĩ Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái hơn về việc để đồng Nhân dân tệ suy yếu thêm miễn là nó là do đồng USD mạnh”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Trung Quốc đỏ lửa, giảm gần 3% (18/10/2018)

>   Shanghai Composite tụt dốc hơn 2% sau biên bản họp của Fed (18/10/2018)

>   Phố Wall suy yếu sau biên bản họp từ Fed (18/10/2018)

>   Chỉ số chứng khoán Trung Quốc liên tục rớt thảm, 613 tỷ USD cổ phiếu gặp nguy cơ bị bán giải chấp (17/10/2018)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Á cũng tràn ngập sắc xanh (17/10/2018)

>   Vọt hơn 2%, Phố Wall tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2018 (17/10/2018)

>   Dow Jones vọt hơn 350 điểm nhờ báo cáo lợi nhuận đầy lạc quan từ các ông lớn (16/10/2018)

>   Đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ khiến Phố Wall lùi bước (16/10/2018)

>   Cổ phiếu SoftBank lao dốc vì lo ngại Ả Rập Xê Út (15/10/2018)

>   Mức biến động tăng mạnh, kỷ nguyên bình yên trên TTCK Mỹ đã chấm dứt? (13/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật