Thứ Tư, 17/10/2018 16:48

Chỉ số chứng khoán Trung Quốc liên tục rớt thảm, 613 tỷ USD cổ phiếu gặp nguy cơ bị bán giải chấp

Làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc làm nhà đầu tư chú ý tới nguy cơ giải chấp 613 tỷ USD cổ phiếu được sử dụng làm vật thế chấp cho các khoản vay.

Các khoản vay cho các nhà sáng lập công ty và các nhà đầu tư lớn khác – những người sử dụng lượng cổ phiếu họ có để làm vật thế chấp – bỗng nhiên trở thành kênh tài trợ phổ biến trong vài năm trở lại đây. Thế nhưng, khi chỉ số chứng khoán Trung Quốc cứ liên tục rơi rụng như thế này – chỉ số Shenzhen Composite đã rớt 33% trong năm 2017, nguy cơ các công ty môi giới chứng khoán phải bán giải chấp lượng cổ phiếu là khá cao và từ đó lại làm chỉ số chứng khoán đã giảm nay còn giảm mạnh hơn.

Ít nhất 36 công ty chứng kiến các công ty môi giới bán giải chấp cổ phiếu thế chấp kể từ đầu tháng 6/2018, cao hơn gấp ba lần so với mức 10 công ty trong 5 tháng đầu năm nay, dựa trên hồ sơ pháp lý của các công ty. Sau giờ khép phiên ngày thứ Hai (15/10), ít nhất hai công ty tuyên bố rằng cổ phiếu của họ có nguy cơ bị ép buộc phải bán, trong đó có công ty Jilin Zixin Pharmaceutical Industrial Co. Cổ phiếu của công ty này đã “nằm sàn” trong ngày kế đó.

“Có khủng hoảng thanh khoản trong thị trường chứng khoán Trung Quốc và lượng cổ phiếu thế chấp này lại bắt đầu gióng lên tín hiệu đầy báo động”, Yang Hai, Chuyên viên phân tích tại Kaiyuan Securities Co., cho hay. “Nếu không có các chính sách thực sự để khắc phục hàng loạt vấn đề và rắc rối này trong thị trường của chúng ta, thì chẳng ai muốn chấp nhận rủi ro đó nữa”.

Khoảng 4.24 ngàn tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 613 tỷ USD) cổ phiếu được sử dụng làm khoản thế chấp để vay nợ, theo các ước tính của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ China Securities Depository & Clearing Corp. Con số này tương đương với 11% vốn hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Bán giải chấp cổ phiếu nằm trong bảng danh sách dài dẳng các vấn đề mà nhà đầu tư đang đối mặt trong thị trường chứng khoán 5.3 ngàn tỷ USD của Trung Quốc, từ căng thẳng thương mại ngày càng leo thang với Mỹ cho tới nỗi lo về đà giảm tốc của nhu cầu trong nước và sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ. Một dấu hiệu thể hiện rõ tâm lý bi quan của nhà đầu tư là dư nợ vay ký quỹ trên các sàn chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức đáy 4 năm.

Cổ phiếu thuộc trung tâm công nghệ cao Thâm Quyến bị tác động nặng nề nhất, một phần là do sự chiếm ưu thế của các start-up tư nhân. Chỉ số Shenzhen Composite chuẩn bị ghi nhận năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 và có tới 1/5 trong số hơn 2,000 cổ phiếu mất đi 50% giá trị.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các động thái để kìm hãm hoạt động bán giải chấp, nhưng cũng không thể làm chậm lại làn sóng bán tháo khoảng 3 ngàn tỷ USD trong năm nay.

Các công ty môi giới được cho là phải được Chính phủ chấp thuận trước khi bán cổ phiếu giải chấp, hãng tin Bloomberg News ghi nhận trong tháng 6/2018. Và trong tháng 8/2018, cơ quan tài chính hàng đầu Trung Quốc cho biết họ đang theo dõi sát sao các khoản thế chấp cổ phiếu doanh nghiệp. Ngay cả cuộc gặp gỡ giữa nhà điều hành sàn chứng khoán với nhà đầu tư trong tuần trước cũng không thể vực dậy niềm tin nơi nhà đầu tư: Chỉ số Shanghai Composite rớt 2.3% trong hai ngày xuống mức đáy 4 năm.

Các nỗ lực kìm hãm rủi ro từ lượng cổ phiếu thế chấp dường như ngày càng được tăng cường.

Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và một công ty môi giới ở khu đổi mới công nghệ của Bắc Kinh, Haidian, đã thành lập một quỹ 10 tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 1.4 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty công nghệ đã niêm yết nhưng không có sự hậu thuẫn của Chính phủ, CSRC cho biết trong tuần này. Các cơ quan chức trách ở Shunde – trung tâm sản xuất ở tỉnh Quảng Đông – đang cân nhắc cung cấp thanh khoản cho một số công ty niêm yết trong nước.

Ông Shen Bifan, Giám đốc chiến lược tại Shenzhen Spruces Capital Management Co., cho biết: “Rủi ro đến từ các cổ phiếu thế chấp sẽ tiếp tục tăng lên nếu thị trường giảm thêm. Các cổ đông lớn thường có xu hướng tăng giá trị tài sản bảo đảm để tránh bị bán giải chấp. Nhưng vấn đề là một số người đi vay đã thế chấp tất cả những gì họ có”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Á cũng tràn ngập sắc xanh (17/10/2018)

>   Vọt hơn 2%, Phố Wall tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2018 (17/10/2018)

>   Dow Jones vọt hơn 350 điểm nhờ báo cáo lợi nhuận đầy lạc quan từ các ông lớn (16/10/2018)

>   Đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ khiến Phố Wall lùi bước (16/10/2018)

>   Cổ phiếu SoftBank lao dốc vì lo ngại Ả Rập Xê Út (15/10/2018)

>   Mức biến động tăng mạnh, kỷ nguyên bình yên trên TTCK Mỹ đã chấm dứt? (13/10/2018)

>   Tăng 287 điểm nhưng Dow Jones vẫn giảm hơn 4%/tuần (13/10/2018)

>   Phố Wall tưng bừng sắc xanh, Dow Jones tăng hơn 300 điểm (12/10/2018)

>   Từng là ngôi sao sáng mang về tỷ suất sinh lợi 67,000%, giờ cổ phiếu Tencent rơi về đâu? (12/10/2018)

>   Chứng khoán châu Á phục hồi sau ngày đỏ lửa: Hang Seng tăng hơn 2% (12/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật