Thứ Hai, 24/09/2018 16:43

Lo ngại vốn FDI vào Việt Nam khó tăng mạnh vì Myanmar và Indonesia

Sự nổi lên của Myanmar, Indonesia khiến lãnh đạo ngành kế hoạch và đầu tư Việt Nam lo ngại dòng vốn FDI khó có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới...

Sau 30 năm đổi mới và mở cửa với quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất trong khu vực. Khu vực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, hơn 20% trong GDP.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2017, tổng vốn FDI gồm đăng ký dự án mới, đăng ký điều chỉnh vốn tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 35,9 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016.

Riêng 8 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Đánh giá cao thành tựu thu hút vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua, song tại Hội nghị trực tuyến ngày 24/9, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại tỏ ra lo ngại về kết quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới.

"Nền kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cùng với sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và sự nổi lên của một số thị trường như Myanmar, Indonesia, dẫn đến, dòng vốn FDI đăng ký khó có khả năng tăng mạnh trong các năm tới", báo cáo nêu.

Nhấn mạnh FDI là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Các nhà đầu tư hãy đến Việt Nam đầu tư lâu dài và đồng hành cùng Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, tập trung vào những dự án thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ cao gắn với cách mạng 4.0, tạo ra sự lan toả tới các vùng miền, liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra kế hoạch các ngành, các cấp sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án đầu tư nước ngoài của các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư để chấn chỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép.

Đồng thời, thúc đẩy giải ngân, không cấp phép các dự án công nghệ lạc hậu, có tác động xấu tới môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu công nghiệp.

Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước, đặc biệt với các dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều đất đai bao gồm cả việc rút giấy phép nếu cần thiết; Nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, có chế tài xử phạt mạnh đối với các trường hợp vi phạm. Thường xuyên rà soát để đồng bộ hóa luật pháp, tăng cường năng lực của bộ máy cơ quan quản lý.

Tăng cường công tác đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang đầu tư tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả...

Kiều Linh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Bộ GTVT muốn nâng tuổi máy bay lên 25 năm: Có an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế? (23/09/2018)

>   ‘Muốn kiểm toán môi trường hiệu quả, trước hết phải có tiêu chí’ (23/09/2018)

>   Sắt thép phế liệu vẫn ồ ạt nhập vào Việt Nam (23/09/2018)

>   Bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ - Trung đối đầu (23/09/2018)

>   Giữa tranh chấp, tình hình kinh doanh của Trung Nguyên ra sao? (22/09/2018)

>   Nghịch lý cà phê Việt Nam: Của ngon bán ra nước ngoài? (22/09/2018)

>   Việt Nam chịu ảnh hưởng gì từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (22/09/2018)

>   Nho 11 triệu đồng/chùm, dưa hấu 4 triệu/quả vẫn hút giới nhà giàu Việt (22/09/2018)

>   Cùng Thái Lan, người Nhật đã mua những gì tại Việt Nam? (22/09/2018)

>   Hàng loạt thủ tục kiểm tra chuyên ngành về môi trường sẽ được bãi bỏ (22/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật