Chủ Nhật, 23/09/2018 10:00

Sắt thép phế liệu vẫn ồ ạt nhập vào Việt Nam

Trong khi Chính phủ đang tìm mọi cách siết hoạt động nhập khẩu phế liệu thì lượng sắt thép phế liệu nhập về Việt Nam vẫn tăng mạnh.

Hàng ngàn container phế liệu tồn đọng ở các cảng Việt Nam. ĐÌNH MƯỜI

Trung tâm Thông tin thương mại Bộ Công thương trích dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan công bố, sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 1 - 8.2018 tăng rất mạnh ở nhiều thị trường. Tổng cộng lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam đạt 3,48 triệu tấn, tương đương 1,22 tỉ USD, tăng mạnh 20,7% về lượng và tăng 50,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân giá nhập khẩu đạt 349,7 USD/tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nhập khẩu phế liệu sắt thép trong 8 tháng đầu năm nay từ hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Hà Lan tăng đột biến gấp 403 lần về lượng và tăng gấp 602,4 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 61.663 tấn, tương đương 22,65 triệu USD. Nhập khẩu từ Campuchia cũng tăng rất mạnh gấp 12,7 lần về lượng và tăng gấp 20 lần về kim ngạch, đạt 46.207 tấn, tương đương 16,03 triệu USD.

Bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Mexico tăng gấp 6,6 lần về lượng và tăng gấp 9,5 lần về kim ngạch, đạt 826 tấn, tương đương 0,29 triệu USD. Anh tăng 4,8 lần về lượng và tăng 6,5 lần về kim ngạch, đạt 92.433 tấn, tương đương 31,76 triệu USD. UAE tăng gấp 19,6 lần về lượng và tăng gấp 4,6 lần về kim ngạch, đạt 48.361 tấn, tương đương 2,86 triệu USD.

Tuy nhiên, Nhật Bản luôn là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam, với 990.639 tấn, trị giá 368,64 triệu USD, chiếm 28,5% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 30,3% trong tổng kim ngạch, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 29,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ khi cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam với 594.963 tấn, trị giá 213,03 triệu USD, tăng mạnh 50,4% về lượng và tăng 89,1% về kim ngạch so với cùng kỳ…

Chính phủ đã bàn hành một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Ví dụ như Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu. Đồng thời, Bộ chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu. Hay như quyết định từ ngày 1.10, không cho phép nhập khẩu phế liệu thông qua các cửa khẩu bằng đường bộ và đường sắt vào Việt Nam; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam…

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ - Trung đối đầu (23/09/2018)

>   Giữa tranh chấp, tình hình kinh doanh của Trung Nguyên ra sao? (22/09/2018)

>   Nghịch lý cà phê Việt Nam: Của ngon bán ra nước ngoài? (22/09/2018)

>   Việt Nam chịu ảnh hưởng gì từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (22/09/2018)

>   Nho 11 triệu đồng/chùm, dưa hấu 4 triệu/quả vẫn hút giới nhà giàu Việt (22/09/2018)

>   Cùng Thái Lan, người Nhật đã mua những gì tại Việt Nam? (22/09/2018)

>   Hàng loạt thủ tục kiểm tra chuyên ngành về môi trường sẽ được bãi bỏ (22/09/2018)

>   Trung Nguyên lại bãi nhiệm Phó tổng giám đốc Lê Hoàng Diệp Thảo (22/09/2018)

>   'Hô biến' của công thành của 'ông': Đất vàng bị thâu tóm (22/09/2018)

>   Bùng nổ mô hình cho vay trực tuyến không qua ngân hàng (22/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật