Thứ Tư, 12/09/2018 21:05

Đường sắt tốc độ cao: Mất 20 - 30 năm mới làm xong toàn tuyến

Tại cuộc họp này, liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth trình bày, trên thế giới hiện có 2 xu hướng công nghệ gồm: công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán và công nghệ động lực tập trung.

Ảnh minh hoạ.

Công nghệ phân tán là trong một đoàn tàu có nhiều toa động lực; còn công nghệ tập trung chỉ đặt 2 toa động lực ở hai đầu đoàn tàu (kéo - đẩy). Trong đó, công nghệ phân tán được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn như hệ số an toàn, sức chở lớn, tiêu thụ ít điện năng hơn, đầu tư hạ tầng một số hạng mục ít hơn…

Ngoài một số nước tự nghiên cứu công nghệ hoặc nhập khẩu công nghệ gốc như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, thì các nước khác sử dụng công nghệ tập trung như: Đức, Pháp có xu hướng chuyển sang công nghệ phân tán.

Do đó, liên danh tư vấn đề xuất áp dụng mô hình công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán và thông tin tín hiệu vô tuyến cho dự án.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sau khi được thông qua phải 20 - 30 năm mới xong toàn tuyến.

"Như vậy, để triển khai dự án này phải mất 5-7 nhiệm kỳ. Nên cần nghiên cứu kỹ, đưa ra cơ sở lý luận sâu sắc để lựa chọn kỹ công nghệ, tốc độ tàu hợp lý, đảm bảo được yếu tố hiện đại, tiên tiến theo xu hướng chung của thế giới, cũng như các tiêu chí an toàn, hiệu quả, tối ưu với điều kiện địa lý, khai thác, giá cả và phải thuyết phục được người dân và Quốc hội…", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo kinh nghiệm của các nước nhập khẩu công nghệ, cần lựa chọn công nghệ đồng bộ để tránh tình trạng chắp vá, gây phát sinh chi phí và khó làm chủ công nghệ.

Sau cuộc họp này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo tư vấn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung được các chuyên gia, nhà khoa học góp ý để thuyết minh rõ các đề xuất trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cuối kỳ được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức vào cuối tháng 10/2018.

Trâm Anh

VNEconomy

Các tin tức khác

>   Từ thặng dư, Việt Nam chuyển sang nhập siêu mạnh từ Indonesia (12/09/2018)

>   Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: 'Dùng thép Trung Quốc là tối ưu' (13/09/2018)

>   Các tập đoàn toàn cầu kiến nghị gì với Thủ tướng? (12/09/2018)

>   Dragon Capital: Việt Nam có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (12/09/2018)

>   Trợ giá... suốt đời! (12/09/2018)

>   Hơn 4.000 tỷ đồng xây sân bay ở Bà Rịa - Vũng Tàu (12/09/2018)

>   Chính phủ ban hành Quy định mới về giá điện gió tại Việt Nam (12/09/2018)

>   Yêu cầu Petro Vietnam nghiêm túc chuyển giao KCN Dầu khí Soài Rạp (12/09/2018)

>   Nhiều dự án trọng điểm 'đói' vốn: Địa phương năng động, BOT 'kết trái' (12/09/2018)

>   Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (12/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật