Thứ Tư, 12/09/2018 08:28

Yêu cầu Petro Vietnam nghiêm túc chuyển giao KCN Dầu khí Soài Rạp

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc chuyển giao dự án Khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang.

Tháng 10/2014, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc chuyển giao nguyên trạng dự án khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp cho tỉnh Tiền Giang để tiếp tục quản lý.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức thu hồi đất dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) khẩn trương, nghiêm túc chuyển giao dự án như chỉ đạo của Thủ tướng hồi tháng 10/2014.

Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương hướng dẫn, giám sát việc thu hồi, chuyển giao dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp có diện tích hơn 285 ha, nằm trên địa bàn các xã Gia Thuận, Vàm Láng thuộc địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có vị trí rất thuận tiện trong việc phát triển nền kinh tế biển và đặc biệt cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

Đây là địa điểm tập trung xây dựng các nhà máy chế tạo phục vụ cho ngành Dầu khí như: Nhà máy chế tạo ống thép Dầu khí (PV Pipe); Nhà máy chế tạo bình bồn Dầu khí; Nhà máy sản xuất kết cấu kim loại dầu khí; Nhà máy sản xuất que hàn Dầu khí; Khu cảng dịch vụ tổng hợp…

Dự án được giao cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 25/3/2011. Tuy nhiên, qua 3 năm, đến cuối năm 2014, Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp chỉ mới tiếp nhận một dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng.

Do đó, tháng 10/2014, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc chuyển giao nguyên trạng dự án khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp cho tỉnh Tiền Giang để tiếp tục quản lý, sử dụng theo đúng Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt.

Nguyên Hà

VNEConomy

Các tin tức khác

>   Nhiều dự án trọng điểm 'đói' vốn: Địa phương năng động, BOT 'kết trái' (12/09/2018)

>   Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (12/09/2018)

>   Thị trường SIM 11 số "náo loạn" trước giờ G (11/09/2018)

>   Dùng cà phê tạp chất làm tài sản thế chấp, qua mặt 7 ngân hàng (11/09/2018)

>   Việt Nam vẫn tỏa sáng bất chấp áp lực từ thương mại và thị trường mới nổi (11/09/2018)

>   Nhiều dự án trọng điểm 'đói' vốn: Làm gì để BOT kết trái ngọt? (11/09/2018)

>   Rủi ro cho nhà đầu tư BT nếu chậm ban hành nghị định (11/09/2018)

>   Vissan nói gì về miếng thịt nạc dăm có mủ (11/09/2018)

>   Dệt may Việt Nam bao giờ thoát bóng gia công? (11/09/2018)

>   JICA nói gì về những vướng mắc trong các khoản vay ODA Nhật Bản? (11/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật