Thứ Hai, 20/08/2018 14:00

Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 7 tháng

Xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 đã tăng đến 40,6% về lượng và tăng 56,6% về giá trị so với cùng kỳ 2017...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam trong 7 tháng qua giảm về lượng và chỉ tăng nhẹ về giá trị.

Campuchia là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất trong 7 tháng qua với 718 nghìn tấn, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, sắt thép là một trong những mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng cao từ đầu năm 2018 đến nay.

Cụ thể, lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 7/2018 đạt 598 nghìn tấn, với trị giá đạt 430 triệu USD, tăng 32,1% về lượng và tăng 22,9% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2018 đạt 3,41 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 56,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Sắt thép các loại xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay chủ yếu xuất sang thị trường Campuchia với 718 nghìn tấn, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là Hoa Kỳ, với 533 nghìn tấn, tăng 73,6%. Tiếp đó là các thị trường như Indonesia 373 nghìn tấn, tăng 22,3%; Malaysia 392 nghìn tấn, tăng 88,5%; EU (28 nước) với 374 nghìn tấn, tăng 96,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam trong 7 tháng qua giảm về lượng và chỉ tăng nhẹ về giá trị.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7/2018, nhập khẩu nhóm hàng này là 1,18 triệu tấn với trị giá đạt 879 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và tăng nhẹ 0,1% về trị giá.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 8,05 triệu tấn, trị giá 5,8 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong những tháng vừa qua, với gần 3,88 triệu tấn, trị giá hơn 2,77 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1,29 triệu tấn, trị giá 909 triệu USD, giảm 1% về lượng, nhưng tăng 15,6% về trị giá…

Trong một diễn biến khác, những tháng qua, thép xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp đón nhận tin điều tra chống trợ cấp, chống bán phá giá từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada...

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, các vụ điều tra này sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mặt hàng thép của Việt Nam, có thể làm giảm khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong thời gian tới.

Duyên Duyên

vneconomy

 

Các tin tức khác

>   Ngành thép Việt đang đuối sức khi đối mặt nhiều "cơn bão" lớn? (14/08/2018)

>   EEC khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ toàn cầu đối với thép nhập khẩu (13/08/2018)

>   Hai doanh nghiệp thép Việt yêu cầu điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại (31/07/2018)

>   “Gọi tên” 3 doanh nghiệp được miễn trừ biện pháp tự vệ (27/07/2018)

>   Sản lượng thép thô thế giới giảm nhẹ trong tháng 6 (27/07/2018)

>   EU áp dụng biện pháp tự vệ với ba nhóm sản phẩm thép của Việt Nam (23/07/2018)

>   Thái Lan điều tra lần 2 biện pháp tự vệ với thép tấm (20/07/2018)

>   Hoa Kỳ xem xét khởi xướng điều tra CBPG, chống trợ cấp thép Việt (20/06/2018)

>   Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (20/06/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 06/2018 (Kỳ 1): Giá dầu rung lắc, vàng rơi vào xu hướng giảm (19/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật