Thứ Hai, 23/07/2018 19:10

EU áp dụng biện pháp tự vệ với ba nhóm sản phẩm thép của Việt Nam

Ba nhóm sản phẩm bao gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh...

Với lượng thép xuất khẩu vào EU vượt hạn ngạch được cấp, mức thuế áp dụng là 25%.

Ủy ban châu Âu sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra, trong đó Việt Nam có ba nhóm sản phẩm.

Ủy ban châu Âu (EC) vừa có thông báo gửi tới WTO về việc Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo đó, EC sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 28 nhóm sản phẩm bị điều tra, trong đó mỗi nhóm sẽ được quy định một mức hạn ngạch riêng. Đối với lượng hàng hóa vượt hạn ngạch, mức thuế áp dụng là 25%.

Thời điểm mà EC bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ là ngày 19/7/2018, thời gian áp dụng biện pháp là 200 ngày.

Ngoài ra, căn cứ trên quy định của Điều 9.1 Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp nếu các nước này đáp ứng tiêu chí có thị phần nhập khẩu nhỏ hơn 3% và tổng thị phần của tất cả các nước đang phát triển đáp ứng tiêu chí trên nhỏ hơn 9%, EC đã xây dựng danh sách các loại sản phẩm mà EC sẽ áp dụng biện pháp sơ bộ với các nước đang phát triển theo danh sách của EC.

Theo đó, sản phẩm thép của Việt Nam bị áp dụng biện pháp với 3 nhóm sản phẩm gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại; thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.

Cũng theo quy định của Điều 12.3 Hiệp định tự vệ WTO, sau khi áp dụng biện pháp, EU sẽ tạo cơ hội cho các bên có liên quan tiến hành tham vấn về biện pháp.

Trước đó, ngày 26/3, EC đã ra thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm thép nhập khẩu.

Tại Thông báo này, EC cho biết đã có bằng chứng chứng minh rằng việc nhập khẩu một số sản phẩm thép vào EU tăng đột biến nên cơ quan này tự động ra quyết định khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ toàn cầu.

Cụ thể, theo EC, trong giai đoạn 2013 - 2016, lượng thép nhập khẩu đã gia tăng tuyệt đối ở mức 65% và tại thời điểm tháng 3/2018 vẫn duy trì ở mức cao; gia tăng tương đối từ 7,3% lên 11,6% so với sản xuất trong nước và từ 12,2% lên 17,6% về tiêu thụ trong nước.

Việc gia tăng nhập khẩu một số sản phẩm thép vào EU xuất phát từ sự dư thừa công suất toàn cầu và các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng với thép từ các nước khác.

EC cũng cho rằng, sự gia tăng nhập khẩu này gây ra thiệt hại/đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất của EU, thể hiện ở việc mất thị trường, giảm lợi nhuận...

DUYÊN DUYÊN

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Thái Lan điều tra lần 2 biện pháp tự vệ với thép tấm (20/07/2018)

>   Hoa Kỳ xem xét khởi xướng điều tra CBPG, chống trợ cấp thép Việt (20/06/2018)

>   Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (20/06/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 06/2018 (Kỳ 1): Giá dầu rung lắc, vàng rơi vào xu hướng giảm (19/06/2018)

>   Na Uy để đơn kháng nghị lên WTO về thuế nhôm thép của Mỹ (13/06/2018)

>   Indonesia áp thuế tôn màu Việt Nam trong 5 năm (11/06/2018)

>   Vàng trong nước đảo chiều tăng tới 50.000 đồng mỗi lượng (06/06/2018)

>   Canada điều tra thép cuộn cán nguội của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc (26/05/2018)

>   Canada điều tra thép cuộn cán nguội của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc (26/05/2018)

>   Thép rục rịch tăng giá (19/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật