Thứ Ba, 14/08/2018 10:47

Ngành thép Việt đang đuối sức khi đối mặt nhiều "cơn bão" lớn?

Các doanh nghiệp thép niêm yết của Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2018 trước hàng loạt khó khăn của chính sách bảo hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đi sâu vào hoạt động chi tiết thì có vẻ như bắt đầu đã có nhiều doanh nghiệp đang đuối sức.

Thị trường thép 6 tháng đầu năm 2018

Sản lượng thép thô Thế giới từ tháng 01/2017 - 06/2018

Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn Thế giới sản xuất được 881.5 triệu tấn thép thô, cao hơn 4.6% so cùng kỳ năm 2017. Châu Á sản xuất được 613.9 triệu tấn, tăng 5.2% so với nửa đầu năm 2017. Riêng Trung Quốc sản xuất được 80.2 triệu tấn thép thô, tăng 7.5% so với cùng kỳ 2017. Châu Âu sản xuất được 87.3 triệu tấn, Bắc Mỹ sản xuất được 59 triệu tấn.

Giá nguyên liệu sản xuất thép đang trên đà giảm nhẹ, cập nhật đến ngày 06/07/2018 so sánh với đầu tháng 6 giá quặng sắt 62% Fe ở mức 62-63 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, giảm 2 USD/tấn. Than mỡ luyện coke tại cảng Úc (giá FOB) giá 185 USD/tấn, tăng khoảng 7 USD/tấn. Giá than điện cực mặc dù đã giảm do nguồn cung từ Trung Quốc được cải thiện, hiện khoảng 16.000-20.000 USD/tấn. Giá phôi thép ngày 6/7/2018 ở mức 546-548 USD/tấn, giảm khoảng 2-4 USD/tấn.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Thế giới, tính đến tháng 6/2018, 64 quốc gia thành viên của Hiệp hội đã sản xuất được 78.5% công suất, cao hơn cùng kỳ 3.8%. Triển vọng ngắn hạn của thị trường thép toàn cầu dự kiến ​​sẽ không ổn định trong thời gian tới do không chắc chắn về các biện pháp thuế thép vẫn tồn tại.

Diễn biến giá thép thế giới
Nguồn: Trading Economics

Đối với thị trường trong nước, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 6 tháng đầu năm tổng sản lượng sản xuất thép thành phẩm đạt 11.7 triệu tấn, tăng 24.8% so với cùng kỳ 2017 và tăng 38% so với cùng kỳ 2016. Bán hàng đạt 10.6 triệu tấn, tăng 36.2% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 51.3% so với 6 tháng năm 2016. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.3 triệu tấn, tăng 41.6% so với cùng kỳ 2017.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2018, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6.88 triệu tấn, trị giá 4.93 tỷ USD, giảm 12.9% về lượng nhưng tăng 6.4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng 6/2018 đạt 726.8 USD/tấn, tăng 0.4% so với tháng 5/2018. Tính trung bình cả 6 tháng đạt 716.5 USD/tấn, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về xuất khẩu được 2.8 triệu tấn, tăng 38.28% về lượng và 54.81% về giá trị. Trong đó, thị trường tiêu thụ nhiều thép Việt Nam nhiều nhất là Campuchia với sản lượng 595,760 tấn, tương đương 21%. Mỹ xếp vị trí thứ 2 với 16%, trong 6 tháng nhập khẩu 439,087 tấn. Ở vị trí thứ 3 là thị trường Malaysia chiếm hơn 12% với 335,337 tấn thép nhập khẩu từ Việt Nam, ngay sau đó là Indonesia với 333,975 tấn.

Hàng loạt biện pháp thuế tự vệ được áp dụng

Mỹ áp thuế tự vệ 25% lên thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu vào nước này có hiệu lực từ đầu tháng 3 năm nay đối với hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, Cơ quan Hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199.76% và thuế chống trợ cấp là 256.44% lên lượng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng các vật liệu nền xuất xứ từ Trung Quốc, thép chống ăn mòn từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199.43%.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 28 nhóm sản phẩm bị điều tra. Đối với lượng hàng hóa vượt hạn ngạch, mức thuế áp dụng là 25%. Bắt đầu từ ngày 19/07/2018 trong thời hạn 200 ngày. Theo đó, sản phẩm thép của Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp với 03 nhóm sản phẩm gồm: (i) thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, (ii) thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.

Tôn mạ màu nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc cũng bị Indonesia áp thuế Chống bán phá giá từ 12.01% tới 28.49% trong 5 năm. Hai doanh nghiệp tôn mạ niêm yết của Việt Nam là Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Công ty Thép Nam Kim (NKG) chịu mức thuế lần lượt là 12.01% và 19.16%.

Ngoài ra, Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sắt thép từ Việt Nam và Trung Quốc vì có một doanh nghiệp Malaysia cáo buộc rằng một số sản phẩm sắt hoặc thép hợp kim và không hợp kim dạng cuộn cán phắng, mạ hoặc tráng kẽm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc gần đây gia tăng đáng kể và được bán phá tại thị trường Malaysia gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này.

Khó khăn như vậy, danh nghiệp ngành thép làm ăn ra sao?

Tính toán lại từ nguồn VietstockFinance

Theo thống kê của Vietstock, tính chung cho toàn bộ các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE, tổng doanh thu thuần quý 2/2018 đạt 43,997 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với quý 1 và cao hơn cùng kỳ năm trước 28%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn ngành đạt 83,562 nghìn tỷ đồng, cao hơn 27% so cùng kỳ.

Xét đến lãi ròng sau thuế cổ đông công ty mẹ nhận được, trong quý 2 ngành thép thu về 2,766 nghìn tỷ đồng thấp hơn quý 1/2018 12% và cao hơn cùng kỳ 13%. Biên lãi ròng của ngành thép đang dần thu hẹp lại, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán bị đẩy lên cao.

Tổng lợi nhuận ngành thép niêm yết trong nửa đầu năm 2018 đạt hơn 5,910 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, có vẻ như kết quả này có vẻ như đang dựa quá nhiều vào ông lớn trong ngành là HPG. Bởi đơn vị này đạt lãi ròng 6 tháng hơn 4,400 tỷ đồng, chiếm 75% tổng lợi nhuận toàn ngành. Và nếu loại bỏ kết quả HPG ra thì lợi nhuận ngành thép niêm yết trong nửa đầu năm nay lại giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2017.

Nói thêm về HPG, đơn vị này hiện đã “miễn nhiễm” trước những khó khăn về chính sách bảo hộ thương mại. Ba sản phẩm thép thanh, thép cuộn và ống thép Hòa Phát sẽ không bị áp hạn ngạch hay thuế tự vệ nhập khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu. Điều này đã có tác động tích cực lên hoạt động của HPG.

Ngoài HPG, một đơn vị khác là POM cũng có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng ngành thép khi báo lãi gần 373 tỷ đồng sau 6 tháng, tăng trưởng 41% so cùng kỳ như tối ưu hóa được chi phí sản xuất.

Ngoài ra, HMC, KMT, SHA, SMC, TTBVGS cũng có tăng trưởng lãi so với cùng kỳ.

Ngược lại, trong nửa đầu năm 2018, có 2 đơn vị báo lỗ là DNYVIS với giá trị lần lượt 11 tỷ và 66 tỷ đồng. Đối với VIS, việc lỗ khủng là do giá nguyên liệu đầu vào gia tăng trong khi giá đầu ra dù tăng nhưng dè dặt và tình hình tiêu thụ giảm rõ rệt.

Có 7 đơn vị báo lãi giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, dẫn đầu chính là ông lớn HSG. Tính trong nửa đầu niên độ 2017-2018, HSG bão lãi giảm gần 50%, chỉ còn 429 tỷ đồng. Còn tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2018 (01/10/2017-30/06/2018), HSG báo lãi 512 tỷ đồng, giảm 55% so cùng kỳ.

Một điều dễ thấy ở HSG là biên lãi gộp giảm đáng kể, từ 17% trong 9 tháng đầu niên độ 2017 xuống còn 12% trong 9 tháng đầu niên độ 2018. Ông lớn thép NKG cũng báo lãi nửa đầu năm giảm 35%, chỉ còn 230 tỷ đồng mà nguyên nhân chính là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng.

Tựu trung lại, ngành thép niêm yết đang đối mặt với nhiều khó khăn chứ không còn “thuận buồm xuôi gió” như năm 2017 nữa. Trên sàn, những gì giá cổ phiếu ngành thép thể hiện cũng là kim chỉ nam cho thấy những thách thức là có thật.

Chỉ số giá ngành thép có tương quan mạnh với chỉ số VN-Index, giai đoạn VN-Index lao dốc từ mốc hơn 1,200 điểm vào đầu năm 2018 cũng chính là lúc chỉ số ngành thép quay đầu đi xuống, thậm chí mức độ giảm còn mạnh hơn cả VN-Index.

Băng Châu

FILI

Các tin tức khác

>   BCC: Giải trình BCTC hợp nhất 6T2018 (13/08/2018)

>   HOSE: Danh sách các Công ty Niêm yết có BCTC soát xét bán niên năm 2018 đã được công bố trên website của HOSE (tính đến hết ngày 10/08/2018) (13/08/2018)

>   VIS: BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (13/08/2018)

>   FLC: Điều lệ công ty (13/08/2018)

>   ASM: Bổ sung thông tin về BCTC quý 2/2018 (13/08/2018)

>   SVC: BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (13/08/2018)

>   SVC: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2018 (13/08/2018)

>   STG: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2018 (13/08/2018)

>   STG: BCTC quý 2 năm 2018 (13/08/2018)

>   QBS: BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (13/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật