Thứ Tư, 01/08/2018 10:59

Trung Quốc dự tính nới lỏng quy định mua cổ phần chiến lược cho các công ty nước ngoài

Trung Quốc dự định tạo điều kiện dễ dàng hơn để những công ty nước ngoài mua cổ phần chiến lược tại các công ty niêm yết ở các sàn giao dịch Trung Quốc, một động thái nhằm giải quyết một số lời phàn nàn từ phía Mỹ và các đối tác thương mại khác rằng thị trường Trung Quốc quá khép kín.

Trong số những biện pháp dự thảo do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố hôm thứ Hai (30/07) là việc rút ngắn giai đoạn lock-up đối với các cổ phiếu được những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài từ 3 năm xuống còn 1 năm, đồng thời còn giảm bớt ngưỡng tài sản quy định đối với người mua (lock-up period là khoảng thời gian nhà đầu tư không được bán cổ phiếu đó). Họ cũng bao gồm các điều kiện cho phép cổ phiếu của các công ty nước ngoài có thể được sử dụng làm khoản thanh toán cho những cổ phần chiến lược.

Những khó khăn mà những nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi thâu tóm các công ty trong nước Trung Quốc là thủ tục khiếu nại đối với những công ty đa qốc gia muốn tiếp cận với thị trường Trung Quốc – vốn được xem là thị trường lớn nhất đối với nhiều mặt hàng từ xe hơi cho tới điện thoại di động. Hiện nay, tình hình còn khó khăn hơn khi Mỹ và Trung Quốc xung đột về thương mại, cả hai đều đã áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa lẫn nhau.

Trong khi phủ nhận những cáo buộc của Mỹ về hành vi thương mại không công bằng – bao gồm việc Chính phủ hỗ trợ cho các công ty và buộc chuyển giao công nghệ, thì Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường của họ đối với hàng hóa và đầu tư. Điều này cũng không thể ngăn chặn những nỗi lo về thương mại tác động tới thị trường chứng khoán Trung Quốc, vốn đang là một trong những thị trường có thành quả tồi tệ nhất trong năm 2018.

“Đây là một động thái hợp lý”, Zhang Yanhua, Tổng Thư ký của Ủy ban Thâu tóm và Sáp nhập tại Hiệp hội Cổ phiếu Tư nhân Bắc Kinh (BPEA), cho hay. “Ngày càng nhiều vốn nước ngoài bơm vào lĩnh vực M&A sẽ giúp các ngành công nghiệp và thời điểm cũng tương đối tốt khi mức định giá đang ở các mức thấp lịch sử”.

Yêu cầu tài sản đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần mà không giành quyền kiểm soát sẽ giảm xuống 50 triệu USD tài sản thực hoặc 300 triệu USD tài sản đang kiểm soát, từ mức 100 triệu USD tài sản thực hoặc 500 triệu USD tài sản đang kiểm soát. Những người mua muốn giành quyền kiểm soát công ty sẽ vẫn cần tới 100 triệu USD tài sản thực hoặc 500 triệu USD tài sản đang kiểm soát.

Trong khi đó, việc thêm vào điều kiện đối với việc sử dụng cổ phiếu ở những công ty nước ngoài như một khoản thanh toán có thể là một tín hiệu cho thấy, hành vi đó – vốn không bị ngăn cấm nghiêm ngặt nhưng hiếm khi được chấp thuận trước đó – có thể được cho phép tiếp tục, theo Colin Shi, Luật sư tại Llinks Law Offices ở Thượng Hải.

Theo các biện pháp mới, một số khoản mua cổ phần sẽ chịu sự rà soát về an ninh quốc gia.

Trong năm 2011, Trung Quốc thiết lập một hệ thống rà soát an ninh đối với các thương vụ thâu tóm các công ty quan trọng của nước ngoài trong những lĩnh vực chiến lược là nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, vận tải và công nghệ. Các quy định này cũng bao gồm cả quân sự và các công ty có liên quan, cũng như những doanh nghiệp gần các khu quan sự nhạy cảm.

Các biện pháp này – được công bố để nhận phản hồi công khai cho tới ngày 29/08/2018 – cũng phản ánh rằng ngày càng ít ngành công nghiệp cần có sự chấp thuận của Chính phủ để để mua cổ phần, như là kết quả của danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu (negative list) của Trung Quốc – được công bố lần đầu tiên trong năm 2015.

“Các quy định dự thảo này sẽ thu hút thêm các khoản đầu tư chiến lược từ nước ngoài vào các công ty niêm yết ở Trung Quốc vì các thủ tục được đơn giản hóa và nới lỏng giai đoạn lock-up”, John Xu, Đối tác tại Linklaters ở Thượng Hải, cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Huawei lần đầu tiên vượt mặt Apple về thị phần (01/08/2018)

>   Bloomberg: Mỹ tính áp thêm thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc thay vì 10%? (01/08/2018)

>   Bloomberg: Mỹ và Trung Quốc muốn khởi động lại đàm phán? (31/07/2018)

>   NHTW Nhật Bản điều chỉnh chính sách tiền tệ, hạ thấp dự báo lạm phát (31/07/2018)

>   Điều gì khiến CEO của JPMorgan lo ngại về kinh tế Mỹ? (31/07/2018)

>   Mỹ, Nhật Bản và Australia cùng chung tay đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương (31/07/2018)

>   Liệu có bất ngờ nào tại cuộc họp Fed tuần này? (30/07/2018)

>   Donald Trump: Nước Mỹ sẽ còn tăng trưởng cao hơn mức 4.1% (28/07/2018)

>   Kinh tế Mỹ tăng trưởng 4.1%, mạnh nhất trong gần 4 năm (27/07/2018)

>   Những bài học đã bị quên lãng từ cuộc chiến thương mại trong thập niên 30 (27/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật