Thứ Hai, 20/08/2018 11:02

Ngân hàng Trung ương Myanmar can thiệp vào thị trường ngoại hối

Xu hướng tăng trưởng của USD so với đồng Kyat (MMK) có dấu hiệu giảm bớt hôm 16/08 sau khi Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) bán ra USD với mức kỷ lục 4 triệu USD cho các ngân hàng tư nhân trong nước, The Myanmar Times đưa tin.

Kể từ tháng 5, đồng USD đã tăng khoảng 10% so với đồng MMK. Điều này một phần là do xu hướng của toàn cầu định giá tài sản bằng USD, do căng thẳng thương mai giữa Mỹ và Trung Quốc và chính sách nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi đó, sự thiếu hụt ngoại tệ tại Myanmar để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vào thị trường nội địa cũng đang thúc đẩy giá trị đồng USD ngày càng cao hơn so với Kyat.

Về tác động của xu hướng tăng USD đối với Myanmar, xét về phương diện những nhà nhập khẩu, USD tăng có nghĩa rằng các mặt hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, qua đó sẽ khiến gia tăng chi phí đối với các mặt hàng như xăng, thực phẩm, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe hơi và máy móc công nghiệp. Trong khi đó, đối với các nhà xuất khẩu trong nước, họ cũng gánh chịu sự sụt giảm về lợi nhuận.

Hỗ trợ của CBM

Trong suốt chuỗi các phiên họp diễn ra hồi đầu tháng 8, CBM đã hối thúc các ngân hàng tư nhân trong nước bán ngoại tệ nhiều hơn để giúp các nhà nhập khẩu đáp ứng được các nghĩa vụ về ngoại hối của họ.

Bên cạnh đó, để kiềm hãm sự sụt giảm của đồng Kyat, kể từ 27/07, mỗi ngày CBM đã bán ra 100,000 USD cho các ngân hàng tư nhân. Từ 27/07 đến 01/08, CBM đã bơm tổng cộng 1.2 triệu USD vào nền kinh tế quốc gia thông qua các phiên đấu giá với các ngân hàng tư nhân trong nước và theo Tổng giám đốc Daw May Toe Win của Phòng Quản lý Ngoại hối của CBM, họ cũng dự kiến sẽ tiếp tục bán USD như thế.

Tuy nhiên, những nỗ lực ấy của CBM vẫn không ngăn chặn được xu hướng gia tăng của USD so với Kyat. Đến hôm 15/08, CBM tiếp tục bán 1.6 triệu USD và sang 16/08 họ đã bán USD với mức chưa từng có là 4 triệu USD. Như vậy, chỉ trong 2 ngày CBM đã bơm tổng cộng đến 5.6 triệu USD vào nền kinh tế Myanmar.

Bà Daw May Toe Win cho biết, CBM sẽ cố gắng bằng mọi giải pháp để bình ổn tỷ giá. Hiện, họ đang nâng số lượng USD bán ra mỗi ngày cho các ngân hàng trong nước.

Tính từ 27/07 đến 16/08, CBM đã bơm gần 7 triệu USD vào nền kinh tế Myanmar. Bà Daw May Toe Win nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng khối lượng bán USD để bình ổn giá trị đồng Kyat và khi cần thiết, chúng tôi sẽ xem xét cho vay bằng USD”.

Thế nhưng, những nỗ lực gần đây của CMB chỉ mang lại ý nghĩa nhất thời mà thôi. Theo doanh nhân Dr Soe Tun, để nâng và bình ổn giá trị đồng Kyat trong dài hạn, Chính phủ nên đóng vai trò thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu đồng thời khuyến khích thay đổi xu hướng nhập khẩu của quốc gia.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar nên được phép mở tài khoản ngân hàng, đặc biệt nhắm vào các ngân hàng nước ngoài, để đảm bảo khối lượng ngoại tệ được giữ lại Myanmar nhiều hơn. Ông Dr Soe Tun nói thêm: “Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu vào Myanmar chính là từ các nhà xuất khẩu, do đó, Chính phủ cần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng để hỗ trợ họ”.

Doanh nhân Dr Soe Tun cũng chia sẻ thêm, Chính phủ Myanmar cũng nên cho phép dùng các ngoại tệ khác để giao dịch nhằm hạn chế tình trạng nền kinh tế phụ thuộc duy nhất vào USD.

Theo ông U Than Lwin, Cố vấn của Kanbawza Bank (KBZ) và là cựu Phó Thống đốc CBM, đây là lần đầu tiên CBM can thiệp vào việc bình ổn tỷ giá và được xem là một động thái tốt cho nền kinh tế Myanmar.

Tuy nhiên, theo ông U Than Lwin, Myanmar sẽ luôn rơi vào tình trạng thiếu USD để đáp ứng nhu cầu trong nước do nước này hiện đang nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Ông nói: “Động thái bán USD của CBM chỉ mang ý nghĩa giúp các doanh nghiệp xoay sở trước sự bất ổn. Một tín hiệu tốt đó là Ngân hàng Trung ương đang sẵn sàng hỗ trợ tỷ giá nhưng về dài hạn, giá trị của USD sẽ tiếp tục tăng so với Kyat cũng như các tiền tệ khác và dẫn đến sự biến động đáng kể trên thị trường ngoại hối trong tương lai”.

Thanh khoản nhiều hơn

Một phần trong động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối gần đây của CBM chính là họ đang dần cho phép các ngân hàng tư nhân có nhiều cơ hội hơn để gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, điều này có thể sẽ giúp bình ổn tỷ giá trong dài hạn. Chẳng hạn, theo thông báo của CBM, hôm 13/08 họ đã chấp thuận gỡ bỏ biên độ giao dịch +/- 0.8% so với tỷ giá tham chiếu của Ngân hàng Trung ương.

Được biết, Ngân hàng Trung ương Myanmar ấn định tỷ giá tham chiếu chủ yếu dựa vào nhu cầu USD tại các phiên đấu giá hằng ngày. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng như các nhà phân tích đã chỉ ra rằng tỷ giá tham chiếu của CBM thường không phản ánh được nhu cầu USD thật sự trong nền kinh tế.

Chính điều đó đã khuyến khích nhiều cá nhân cũng như các công ty đến với thị trường không chính thức hoặc tự họ thực hiện các giao dịch với nhau để có USD. Và đổi lại, điều này đã âm thầm tác động đến thị trường ngoại tệ chính thức, khiến đồng Kyat trở nên biến động hơn.

Thông qua các cuộc họp với các ngân hàng trong nước, CBM cũng đã chấp thuận xem xét lần cuối để cho phép các ngân hàng thực hiện giao dịch phái sinh, như giao dịch tương lai hoặc hoán đổi. Điều này có thể giúp củng cố thị trường vốn Myanmar và giúp gia tăng tính thanh khoản về dài hạn, theo Azeem Azimuddin tại Ayeyarwady Bank.

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FiLi

Các tin tức khác

>   Myanmar sắp triển khai các kênh giao dịch vàng (17/08/2018)

>   Myanmar: Chính phủ triển khai hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến (09/08/2018)

>   Myanmar: GDP có thể tăng trưởng 7.6% khi thâm hụt ngân sách ngày một gia tăng (01/08/2018)

>   Kinh tế Myanmar: Dù tăng trưởng nhưng vẫn còn bất ổn (28/06/2018)

>   Thủ tướng Lào kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.7% trong nửa đầu năm 2018 (20/06/2018)

>   NERI: Lào cần có sự đa dạng hóa cho phát triển kinh tế (22/05/2018)

>   Myanmar: Dự thảo của Luật Doanh nghiệp mới sẽ có hiệu lực kể từ 01/08 (21/05/2018)

>   Kinh tế Campuchia tăng trưởng nhờ xuất khẩu, du lịch và nông nghiệp (16/05/2018)

>   Campuchia: Cần giảm tình trạng đô la hóa để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững (29/03/2018)

>   Campuchia: NBC lạc quan về xu hướng sử dụng đồng Riel (27/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật