Thứ Hai, 11/06/2018 09:27

Trung Quốc và Nga tăng cường sức ảnh hưởng của khối phương Đông

Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi cuộc họp nhóm G7 trong sự hỗn loạn hồi cuối tuần trước thì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đang cho thấy một điều rất khác ở phần bên kia của thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) và Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình (bên phải)

Hôm Chủ nhật (10/06), ông Tập và ông Putin đã mở rộng Tổ chức Hợp tác Thương hải (SCO) – một khối 8 thành viên được lập ra để phối hợp chính sách an ninh ở khu vực châu Á. Nhóm này cũng vừa mới chào đón các thành viên mới từ Ấn Độ và Pakistan, cũng như Tổng thống Iran và Mongolia. SCO cam kết tăng cường sự hợp tác về năng lượng và nông nghiệp, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư.

Sự dàn xếp cẩn thận giữa ông Putin và ông Tập hoàn toàn trái ngược với tình trạng hỗn loạn ở Canada, khi ông Trump từ chối xác nhận tuyên bố chung của G7 và chỉ trích người chủ trì cuộc họp là Thủ tướng Canada, Justin Trudeau. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng lên tiếng chỉ trích công khai về những hình thức mà ông cho là thuộc “chủ nghĩa đơn phương” và “chủ nghĩa bảo hộ thương mại”.

“Chúng tôi phản đối động thái hy sinh an ninh của những quốc gia khác để bảo vệ an ninh tuyệt đối của chính họ”, ông Tập Cận bình phát biểu với nhóm SCO ở Qingdao. “Chúng ta cần phải bài trừ các chính sách ích kỷ, thiển cận và đóng cửa nền kinh tế, giữ vững các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời hỗ trợ cho hệ thống thương mại đa phương và xây dựng một nền kinh tế cởi mở”.

Hãng thông tấn Trung Quốc cảm thấy thích thú về hình ảnh tương phản giữa tình trạng bất đồng giữa các quốc gia dân chủ và quy trình trật tự của nhóm do Trung Quốc và Nga dẫn dắt. Tài khoản Twitter (ngôn ngữ tiếng Anh) của tờ People’s Daily đã đăng một vài hình ảnh cho thấy bối cảnh căng thẳng ở La Malbaie (Quebec – Canada) và một hình ảnh tương phản cho thấy ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin đang cười đùa, với dòng chú thích rằng: “G7 và SCO: Hai cuộc họp diễn ra cùng ngày”.

Mặc SCO – đã tồn tại 17 năm – ngày càng mở rộng sang hợp tác về thương mại và kinh tế (trọng tâm của nhóm G7), nhưng lúc đầu nhóm này được lập ra với tư cách là một nhóm về an ninh.

Ông Pang Zhongying – một thành viên cấp cao tại viện nghiên cứu Pangoal có trụ sở ở Bắc Kinh – cho hay SCO cũng đang đối mặt với tình trạng căng thẳng như G7 khi các chính quyền ủng hộ  các động thái đơn phương thay vì các động thái tập thể.

“Kỷ nguyên vàng của chủ nghĩa đa phương đã chấm dứt, đối mặt với khủng hoảng không chỉ ở nhóm G7 mà còn ở nhóm SCO”, ông Pang cho hay. “Ngay cả khi hãng thông tấn Trung Quốc an mừng về những thành quả của SCO, vốn chỉ là những thành tựu hữu hình được tạo ra từ cuộc họp thượng đỉnh này”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   FIFA kiếm và tiêu tiền trong World Cup như thế nào (11/06/2018)

>   Tân Bộ trưởng Kinh tế Italy cam kết ở lại Eurozone, giảm bớt nợ (11/06/2018)

>   Donald Trump đã tới Singapore trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (10/06/2018)

>   Donald Trump đã chỉ đạo các quan chức Mỹ không xác nhận thông cáo cuối cùng của G7 (10/06/2018)

>   Malaysia muốn xem xét lại CPTPP (10/06/2018)

>   Donald Trump: Thương mại không nên có thuế quan, rào cản và trợ cấp (09/06/2018)

>   Loạt ngành hàng chờ kiếm lời từ 'gà đẻ trứng vàng' World Cup (09/06/2018)

>   Sau Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, giờ đến Nam Phi lảo đảo vì đồng Rand (09/06/2018)

>   Các lãnh đạo cố gắng cứu vãn sự đồng thuận của nhóm G7 (09/06/2018)

>   Chuyện thành bại của các đặc khu kinh tế trên thế giới (09/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật