Thứ Năm, 14/06/2018 17:56

Sau 9 năm phục hồi, Fed an lòng hơn về nền kinh tế Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dẫn dắt một nền kinh tế đã gần đạt tới mức lý tưởng mà họ hằng mơ ước từ 10 năm về trước, khi những chuỗi ngày đen tối của cuộc suy thoái buộc Fed phải chấp nhận rủi ro lớn để bảo vệ người lao động, ngân hàng và các nền kinh tế trên thế giới tránh rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.

Sau 9 năm hồi phục ổn định, Mỹ giờ đã tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thì thấp nhất trong thế kỷ này, và lạm phát thì đang nhích về mục tiêu một cách an toàn.

Mặc dù vẫn còn đó một số điều vẫn còn nằm trong danh sách mong muốn của Fed – như tăng trưởng tiền lương và năng suất cao hơn, nhưng hai mục tiêu chính là ổn định giá và toàn dụng nhân công thì đã đạt được rồi.

* Fed nâng lãi suất và dự báo có thể nâng thêm 2 lần nữa trong năm 2018

Cơn ác mộng từ lâu đã ám ảnh cả những người mang quan điểm “diều hâu” và những người mang quan điểm “bồ câu” vẫn chưa chấm dứt, ngay cả khi Fed giữ lãi suất gần mức 0% trong nhiều năm và mua vào khoảng 3.5 ngàn tỷ USD trái phiếu trong một nỗ lực phi thường để vực dậy nền kinh tế. Giá cả không hề nhảy vọt sau những biện pháp kích thích tiền tệ “khổng lồ” của NHTW và thị trường lao động tăng trưởng mạnh kể từ năm 2015, thời điểm Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đợt nâng lãi suất hôm thứ Tư (13/06) là đợt thứ 7 trong chu kỳ nâng lãi suất và đánh dấu một sự dịch chuyển sang lập trường trung lập, trong đó lãi suất chính sách gần bằng với lạm phát (gần 2%).

“Fed xứng đáng với lời khen ngợi to lớn vì đã lèo lái nền kinh tế Mỹ tới ‘vùng nước bình yên hơn”, hỗ trợ cho chuỗi tăng trưởng có thể được xem là dài nhất trong lịch sử của nước Mỹ, đồng thời đạt được cả mục tiêu lạm phát và việc làm”, Stephen Gallagher, Trưởng Bộ phận Kinh tế Mỹ tại Societe Generale, cho hay. “Chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng chính sách tiền tệ lại ở tiền tuyến”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh sự hài lòng với đà hồi phục của kinh tế Mỹ trong những nhận định hôm thứ Tư, cho rằng nền kinh tế đang trong tình trạng tốt và thậm chí còn gợi ý rằng ông không còn cảm thấy bị trói buộc bởi những nỗi sợ của kỷ nguyên Janet Yellen về việc lãi suất giảm xuống gần 0%.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell

Ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta chỉ đang xem xét nền kinh tế và những gì nó cần và bằng cách nào chúng ta duy trì được đà tăng trưởng, giữ thị trường lao động vững mạnh và cố gắng giữ lạm phát gần 2%”.

Chuỗi tăng trưởng kinh tế hiện nay là chuỗi dài thứ hai trong lịch sử Mỹ và sẽ lập kỷ lục mới nếu nó tiếp tục kéo dài thêm hơn 1 năm nữa.

Ít nhất trong ngắn hạn, dường như chẳng có yếu tố nào cản đường tăng trưởng, khi xét tới gói cắt giảm thuế và kế hoạch gia tăng chi tiêu của Chính phủ. Mãi tới cuối năm 2019 đến giữa năm 2020, tác động từ các gói kích thích mới bắt đầu tan biến dần, và lúc đó một cuộc suy thoái có khả năng xảy ra, theo 50% người tham gia cuộc khảo sát của Hiệp Kinh tế Doanh nghiệp Quốc gia (NABE).

Trong ngày 31/05/2018, Thống đốc Fed, Lael Brainard, một trong số những nhà hoạch định chính sách “diều hâu” nhất, cho biết: “Gói kích thích tài khóa quy mô lớn – vốn đang trong quá trình thực hiện – có thể cung cấp yếu tố tích cực hỗ trợ cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2018 và sau đó”.

Dĩ nhiên, Fed vẫn muốn nâng lãi suất một cách từ từ sau nhiều năm dự báo quá lạc quan về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mức tăng trưởng tiền lương đáng thất vọng (chỉ ở mức 2.5%/năm). Một lý do để tỏ ra thận trọng là mối đe dọa áp đặt thêm thuế quan từ Nhà Trắng. Điều này làm dấy lên nỗi lo về tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng.

Tuy nhiên, tại lúc này, Fed khu vực Atlanta ước tính nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ở mức 4.6%, một mức chỉ đạt được 2 lần kể từ cuộc suy thoái. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng tăng trưởng sẽ trên 3% cho tới cuối năm 2018, còn các nhà hoạch định Fed cũng nâng dự báo lên 2.8% trong ngày thứ Tư (13/06).

Đây là một bước tiến đáng hoan nghênh từ mức gần 2% trong suốt thời kỳ phục hồi – vốn bị tác động bởi hàng loạt khủng hoảng ở nước ngoài và cả sự bất ổn ở quê nhà, qua đó làm trì hoãn kế hoạch thắt chặt chính sách của Fed.

Tăng trưởng việc làm liên tục vượt kỳ vọng trong vài năm gần đây, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 3.8% trong tháng 5/2018, thấp nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ vọt lên 10% trong năm 2009 và khoảng 8.5 triệu việc làm đã bị mất trong cuộc suy thoái đó.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi

Các tin tức khác

>   Bất ổn trên thị trường trái phiếu Italy có thể tạo hiệu ứng domino ra khắp châu Âu (14/06/2018)

>   Sẽ là một Fed rất khác dưới thời Jerome Powell? (14/06/2018)

>   World Cup - Trái bóng và lợi nhuận?: Bài toán lời-lỗ (14/06/2018)

>   Chủ tịch Fed: Cơ quan sẽ tổ chức họp báo sau mỗi cuộc họp kể từ tháng 1/2019 (14/06/2018)

>   Fed nâng lãi suất và dự báo có thể nâng thêm 2 lần nữa trong năm 2018 (14/06/2018)

>   Lạm phát Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 6 năm (13/06/2018)

>   Ai được, ai mất sau thượng đỉnh Mỹ-Triều? (13/06/2018)

>   Góc nhìn về mô hình đặc khu của Trung Quốc (16/06/2018)

>   Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát: Bài toán nan giải của Chủ tịch Fed, Jerome Powell (13/06/2018)

>   Na Uy để đơn kháng nghị lên WTO về thuế nhôm thép của Mỹ (13/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật